Wednesday, May 28, 2008
Cách gây lại sữa cho mẹ
Kinh nghiệm bản thân của em: 1 tuần sau khi sinh sữa mới xuống, 2 tháng giảm sữa trầm trọng do uống thuốc, 6 tháng lại giảm sữa lần nữa vì stress. Thế mà lần nào cố gắng rồi cũng tràn trề :)
1. Nghỉ ngơi dưỡng sức càng nhiều càng tốt, lúc nào nằm được là nằm, bé đòi bế thì cho bé nằm lên bụng mẹ (bé càng thích). Ăn các thức ăn lợi sữa. Cho bé bú nhiều để kích thích sữa về. (Mấy cái này ai cũng biết nhưng mà vẫn phải viết cho hết nhẽ :P)
2. Dùng máy hút sữa loại tốt (Medela) để vắt sữa khoảng 3 tiếng 1 lần. Ít nhất cũng phải vắt 4-5 lần một ngày ngoài những lần cho bé bú. Thời gian biểu vắt của em là: 9:00, 1:00, 5:00, 9:00, 1:00. Nếu đi làm thì mẹ cũng nên chịu khó mang máy hút sữa theo, mỗi lần hút chỉ cần 7-10 phút thôi, dùng tay vắt cùng cho nhanh.
3. Chú ý là vắt nhiều như vậy khoảng sau 1-2 tuần sẽ cảm thấy đau, nên bôi loại kem đặc trị (Earth Mama Angle Baby Natural Nipple Butter) từ sớm và thường xuyên. Giảm tốc độ hút chân không của máy cho đỡ đau. Nếu vẫn đau quá có thể dùng nipple shield (chả biết dịch thế nào) khi cho bú.
4. Uống thật nhiều nước, nước lã cũng được :P Nhưng đương nhiên là uống nước gì để sữa mẹ nhiều dinh dưỡng hơn, nước rau, nước canh, nước ngô luộc, sữa, cam... À, có thêm cả trà lợi sữa cho mẹ (Organic Mother's Milk Tea) và fenugreek nữa. Em chẳng đếm xem tổng cộng 1 ngày bao nhiêu lít nước nhưng nói chung là như một con thuồng luồng.
5. Kiên trì :) Khoảng gần 2 tuần sau em mới thấy có kết quả.
Tiến trình của em như thế này:
* 5 ngày đầu: mỗi lần vắt ít thì được 50ml, nhiều thì được 100ml
* 5 ngày tiếp: 100ml-170ml
* 11 ngày trở đi: 200ml-300ml
* Bây giờ một ngày trừ lúc cho bú buổi đêm em chỉ vắt có 3 lần thôi (tại vì vẫn còn đau, lại không chịu bôi kem ngay từ đầu). Nhưng thấy lại được cái cảm giác căng sữa, cho bé bú một bên, bên kia sữa tràn ra, cũng bõ cái công mình :)
Tuesday, May 27, 2008
Tập cho trẻ đi vệ sinh
Đừng buộc trẻ học cách tự đi vệ sinh cho đến khi cả bạn và con cùng sẵn sàng.
Bạn sẵn sàng cho việc này khi bạn có thể sắp xếp thời gian và bỏ công hàng ngày cho việc khuyến khích trẻ đi vệ sinh một mình trong 1 khoảng thời gian ít nhất là 3 tháng.
Con trẻ sẵn sàng khi bé có thể báo cho bạn khi nào tả ướt hay khi trẻ có thể nói với bạn lúc trẻ muốn đi vệ sinh. Việc này thường xảy ra trong khoảng 18-24 tháng tuổi. Tuy nhiên, không có gì bất thường nếu bé vẫn xài tả giấy mãi đến 2 tuổi rưởi hay 3 tuổi.
Phải chuẩn bị cho trẻ ra sao?
Cho phép trẻ vào cùng với bạn khi bạn vào nhà vệ sinh và khiến trẻ cảm thấy thoải mái khi ở trong nhà vệ sinh (việc dọa nạt trẻ về nhà vệ sinh như một nơi hôi hám, tối tăm là cấm kị) . Cho phép trẻ quan sát việc đi tiểu và đi cầu trong nhà vệ sinh. Hãy để cho trẻ được táy máy với nút xả nước ở bồn vệ sinh.
Trước khi dạy trẻ việc đi vệ sinh, bạn có thể bắt đầu bằng việc đặt 1 cái bô ở những chổ sinh hoạt và chơi thông thường để trẻ có cơ hội làm quen với cái bô. Nếu nhà bạn có nhiều tầng, nên đặt bô ở mỗi tầng. Cho phép trẻ quan sát, đụng chạm và quen dần với cái bô.
Hãy nói cho bé biết cái bô là của bé. Cho phép trẻ ngồi ướm lên bô khi vẫn mặc nguyên quần áo như thể đó là 1 cái ghế bình thường vậy. Cho phép trẻ đứng dậy, rời bỏ cái bô bất kỳ lúc nào bé muốn. Đừng buộc trẻ phải ngồi ở bô.
Sau khi bé đã cảm thấy quen thuộc với cái bô và thoải mái ngồi lên bô khi vẫn còn nguyên quần áo, bạn hãy thử tập cho bé ngồi bô mà không mặc quần và tả. Bạn hãy tập dần cho đến khi bé tỏ ra thoải mái khi ngồi bô mà không mặc quần và tả.
Bước kế tiếp là chỉ cho trẻ mục đích sử dụng của cái bô. Hãy bỏ phân từ tả dơ vào trong bô. Cho phép trẻ quan sát khi bạn đổ phân từ bô vào bồn cầu. Hãy để trẻ gạt nước dội cầu và quan sát phân bị cuốn trôi xuống hầm cầu.
Làm cách nào dạy trẻ dùng nhà vệ sinh và bồn cầu
Sau khi trẻ đã cảm thấy thoải mái với việc dội cầu và ngồi bô, đó là lúc bạn có thể bắt đầu dạy trẻ đi vào nhà vệ sinh. Hãy cho trẻ mặc quần rộng, dể kéo lên kéo xuống.
Hãy đặt trẻ vào bô bất kỳ lúc nào trẻ muốn vào nhà vệ sinh. Biểu hiện của trẻ sẽ cho bạn biết lúc nào trẻ muốn đi tiểu, khi nào trẻ muốn đi cầu. Trẻ sẽ ngừng ngay mọi hoạt động trẻ đang tham gia khi trẻ muốn đi vệ sinh.
Hầu hết trẻ em đều đi cầi mỗi ngày 1 lần, thường là trong vòng 1 giờ sau khi ăn. Hầu hết trẻ thường đi tiểu trong vòng 1 tiếng sau khi uống nhiều nước.
Ngoài việc quan sát các dấu hiệu để biết khi nào trẻ muốn đi vệ sinh, bạn cũng cần tập cho trẻ ngồi vào bô theo 1 thời gian biểu nhất định. Bạn có thể cho trẻ ngồi bô cách quảng khoảng từ 1 tiếng rưởi đến 2 tiếng đồng hồ mỗi lần.
Hãy ở bên cạnh trẻ khi trẻ ngồi bô. Đọc sách hoặc trò chuyện với bé có thể giúp bé bớt căng thẳng. Hãy khen bé khi bé đi vệ sinh vào bô nhưng đừng tỏ ra thất vọng nếu bé vẫn còn đi vệ sinh vào tả giấy. Hãy kiên nhẫn với trẻ.
Một khi trẻ đã học sử dụng bô, trẻ có thể bắt đầu dùng ghế kê dành cho trẻ em đặt trực tiếp vào bồn cầu.
Mất bao lâu để dạy trẻ đi vệ sinh?
Quá trình này có thể kéo dài đến 3 tháng. Bạn cần phải kiên nhẫn và tỏ ra ủng hộ trẻ. Đừng trừng phạt trẻ khi trẻ lỡ đi vệ sinh vào tả giấy hoặc làm dinh quần áo.
Nếu sau 3 tháng, trẻ vẫn chưa học được tự đi vệ sinh, hãy tư vấn với bác sĩ. Lý do rõ ràng nhất khi trẻ chưa học đi vệ sinh vào bô được là vì trẻ chưa được chuẩn bị sẵn sàng để học đi vệ sinh.
Lại Tú Quỳnh dịch
Monday, May 26, 2008
Để thông điệp của bạn được trẻ lắng nghe
Sau đây là một số mẹo cần lưu ý:
1. Kiểm tra xem khi bạn nói trẻ có nghe được rõ và đầy đủ những gì bạn muốn nói hay không. Bạn phải bảo đảm rằng trẻ hoàn toàn không bị phân tâm khi bạn yêu cầu hay đưa ra một hướng dẫn gì. La toáng lên từ phòng kế bên không phải là cách đối thoại đúng, bằng cách này không chỉ khiến bạn dễ dàng bị trẻ làm lơ mà còn làm cho trẻ bớt tôn trọng bạn. Chính bạn đã tước bỏ vai trò tin cậy của trẻ dành cho bạn bằng cách hét toáng lên ra lệnh cho trẻ từ phòng này sang phòng khác.
2. Nhìn thẳng vào mắt trẻ khi nói. Hãy tập thói quen nhìn sâu vào mắt trẻ trước khi bạn bắt đầu nói với trẻ một vấn đề quan trọng. Trẻ sẽ khó có thể cải bướng, làm lơ hay bảo rằng chúng không nghe những gì bạn nói nếu bạn duy trì việc nhìn vào mắt trẻ suốt buổi nói chuyện. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng nắm bắt những tín hiệu do dự, bất cần phản hồi từ trẻ (ví dụ như thầy trẻ cứ liếc ngang liếc dọc bồn chồn khi nghe bạn nói thì không phải là một tín hiệu tốt rồi).
3. Giữ cho thông điệp của bạn đơn giản và vào thẳng vấn đề. Nếu con của bạn còn bé và thông điệp của bạn phức tạp thì chắc chắn trẻ khó có thể nắm được những ý quan trọng. Hãy yêu cầu trẻ tóm tắt lại những gì bạn muốn nói. Nếu trẻ thiếu vài chi tiết quan trọng, bạn sẽ biết phải lặp lại ở đâu.
4. Bỏ thói quen biến những câu ra lệnh thành câu hỏi. Bạn đã mặc nhiên tước mất cái uy làm cha mẹ của mình khi thêm vào “như vậy được không con?” hay “nha con?” vào cuối những mệnh lệnh đưa ra cho trẻ. Bằng cách này, bạn biến những mệnh lệnh thành câu hỏi. Nếu bạn nói với trẻ rằng “Đi ngủ nha con?” bạn tự nhiên hỏi ý kiến trẻ trong việc đưa trẻ đi ngủ!
5. Cẩn thận cái bẫy “tại sao”. Không có gì sai trong việc giải thích ngắn gọn cho trẻ khi bạn đưa ra những quyết định trong việc cho phép trẻ làm việc này hay việc khác. Tuy nhiên, khi bạn bị trẻ dẫn dắt vào những cách giải thích lòng vòng thì cũng là lúc bạn mất cảnh giác trong việc nghĩ xem trẻ có động cơ gì đằng sau những câu hỏi này.
Khi trẻ cứ hỏi bạn tới tấp lý do tại sao không cho phép bọn trẻ đến dự sinh nhật và ngủ lại đêm, chính là lúc trẻ hi vọng tìm ra một lỗi trong cách lý luận của bạn và buộc bạn phải chấp nhận yêu cầu của trẻ. Vâng, thưa các bậc cha mẹ đáng quí, quá nhiều thông tin không phải lúc nào cũng tốt đâu
6. Lưu ý đến ngôn ngữ hành vi của bạn. Hãy bảo đảm rằng ngôn ngữ cơ thể của bạn khẳng định thêm thông điệp của bạn thay vì phản bội bạn. Nếu bạn tỏ vẻ áy náy thay vì tự tin trong một quyết định nào đó đối với trẻ, bạn có nhiều khả năng đang tự đánh mất “cái uy” trong việc làm cha mẹ của mình và mở cửa luôn tuồn cho những căng thẳng hỗn hào xảy ra.
7. Hãy tỏ ra tôn trọng và lịch sự đối với trẻ. Đừng phạm sai lầm bằng cách dùng giọng điệu nạt nộ với hi vọng rằng bằng cách này bạn sẽ tỏ ra có uy hơn và ngăn ngừa những căng thẳng có thể xảy ra. Không chỉ việc tôn trọng và lịch sự đối với trẻ làm bạn thêm điểm trong mắt trẻ mà còn khiến bạn trở thành hình mẫu cho trẻ noi theo.
8. Viết những lưu ý ngắn hay dùng hình ảnh để đối thoại những thông điệp nhắc nhở quan trọng. Nếu con bạn than rằng bạn suốt ngày càm ràm và ca cẩm về một việc nào đó, bạn có thể chuyển sang sử dụng những lưu ý, lên danh sách các việc phải làm hay hình ảnh (cho những trẻ còn quá nhỏ để đọc) để nhắc nhở trẻ những nhiệm vụ quan trọng phải làm theo.
Chẳng hạn như, bạn “luôn” phải nhắc trẻ đem quần áo dơ để vào rổ thay vì vứt bừa trong phòng tắm, tại sao bạn không thử dán một lưu ý ngay trong phòng tắm thay vì cứ theo dõi và ca cẩm về điều này. Bằng cách này, không chỉ bạn giúp trẻ thoát khỏi cảnh nghe bạn ca cẩm mà chính bạn cũng không cần phải nói đi nói lại hoài.
9. Đưa ra những qui định chung trong gia đình. Nếu vẫn còn nhiều bất đồng về những qui định chung trong nhà, hãy viết ra những qui định này và dán ở đâu đó mà cả nhà đều thấy - như trước cửa tủ lạnh. Đây là cách giảm thiểu việc phải nhắc đi nhắc lại những qui định chung, một việc thường gây bực bội cho cả nhà.
10. Từ chối việc quát tháo và cãi tay đôi với trẻ. Nếu con bạn bắt đầu la lối với bạn vì chúng phật ý, trả lời bằng cách giữ bình tĩnh, giọng nói trầm. Cách này có thể khiến trẻ lấy lại tự chủ. Nếu trẻ tiếp tục la lối, hãy cho trẻ biết rằng bạn không thích tiếp tục cuộc nói chuyện chừng nào mà trẻ còn la lối om sòm như vậy và bạn không nói chuyện với trẻ nữa cho đến khi nào trẻ lấy lại được tự chủ.
Để làm bạn cùng con
Bí quyết ở đây là tìm ra được thời điểm và nơi chốn phù hợp nhất cho bạn và con cho dù là khi bạn tắm cho trẻ hay khi hai mẹ con xếp quần áo.
Bạn còn phải bảo đảm rằng mình không phạm phải những lỗi thường gặp khi trò chuyện cùng con như sau:
• Giả bộ lắng nghe trẻ trong khi bạn thật ra đang lu bu làm việc khác: cuộc sống đầy những phân tâm nhưng trẻ xứng đáng được bạn quan tâm. Nếu như bạn không thể dành cho bé gái 10 tuổi của mình thời gian bé đáng có, hãy cho bé biết rằng bạn đang bận rộn. Bé có thể buồn bực lúc đó nhưng sẽ ít thất vọng hơn khi bạn giả bộ lắng nghe trong khi cứ đi lại trong nhà với hàng núi việc. Khi bạn chọn giải pháp này, có một lưu ý nhỏ: nên gợi ý về cuộc trò chuyện mẹ con vào lúc khác trong ngày. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội lúc đó, bạn có thể khiến trẻ nghĩ rằng việc trò chuyện cùng trẻ kém quan trọng hơn trong ưu tiên của bạn.
• Ngắt lời trẻ trước khi trẻ nói xong: Chắc chắn bạn từng có những người bạn phạm lỗi này - ngắt lời bạn trước khi bạn nói xong. Tất cả những gì họ quan tâm là khiến bạn ngừng nói. Vì vậy, xin đừng áp đặt lên con. Làm vậy có khi sẽ khiến trẻ thôi nói chuyện với bạn.
• Đi đến kết luận trước khi bạn có đủ dữ kiện: Khi trẻ báo với bạn về vết xước trên chiếc xe cáu cạnh của bạn, thể nào bạn cũng ngay lập tức kết luận sai rằng chính trẻ gây nên vết xước đó. Việc tốt duy nhất mà bạn có thể làm là tỏ ra ăn năn và xin lỗi trẻ.
• Không hiểu được những điều trẻ không nói ra: Có khi trẻ không bao giờ nói hết những "cái quan trọng" trong câu chuyện với bạn. Nếu trẻ làm lơ những chi tiết quan trọng, không trả lời câu hỏi hay trẻ có vẻ giấu diếm gì đó... Chính là những tín hiệu mà bạn phải ngay lập tức ngừng lặt rau mà dành hết tâm trí để nghe trẻ nói .
• Nổi giận với trẻ vì bạn không thích những gì trẻ nói: Một cách dễ dàng để đóng sập cánh cửa trò chuyện giữa cha mẹ và con là nổi giận với trẻ chỉ vì bạn không ưa những gì trẻ kể. Có thể là bé chỉ dông dài rằng cô giáo bất công, và bé ghét trường học.... Bạn nên thông cảm cảm giác của bé và chờ đến khi bé bình tĩnh lại và đưa ra những giải pháp của chính mình.
• Không tỏ ra tôn trọng những việc có vẻ to tát với trẻ nhưng thật vặt vãnh với bạn: "Chúng ta chóng quên quá, trong thế giới người lớn với những nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Những vấn đề của con trẻ cũng quan trọng với trẻ như những vấn đề của ta đối với ta vậy" Catherine, bà mẹ 33 tuổi với 4 con nhận xét.
• Hỏi quá nhiều câu hỏi không đâu vào đâu mà hỏi không đủ: Nếu bạn đưa ra một loạt câu hỏi nhằm khiến trẻ "diễn lại" những việc đã xảy ra thì có vẻ như là bạn sa đà trong điều tra rồi. Bạn có thể xây dựng một cuộc đối thoại với ít câu hỏi hơn, hay đơn giản chỉ là:" Rồi sao nữa con".
Thách thức ở chỗ bạn biết lúc nào thì im lặng và lúc nào nên nói. Đây là trò chơi không dể chút nào vì trò này có khuynh hướng thay đổi khi trẻ lớn lên. (Với thiếu niên, có một vài câu hỏi có thể khiến trẻ im luôn nhưng với trẻ nhỏ thì bạn phải hỏi tới - Lillian, bà mẹ 39 tuổi với 3 con giải thích).
• Đưa ra những lời khuyên vô chừng: Bạn có thể tha thiết muốn đưa ra những lời khuyên cho trẻ khi trẻ diễn giải những khó khăn mà nó đối diện ở trường và ở nhà. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên gác những lời khuyên đó lại trừ khi trẻ yêu cầu. Bạn cần phải khuyến khích trẻ tự nghĩ ra, cần tạo cơ hội để trẻ tự giải quyết vấn đề. Bạn đã lấy mất cơ hội này nếu bạn vội vã đưa ra những lời khuyên thay vì lắng nghe.
• Lên lớp giáo điều con trẻ: Bạn nhớ lại coi bạn đã không còn lắng nghe như thế nào khi cha mẹ bạn chuyển sang "chế độ" lên lớp? Vậy cho nên, thay vì khiến con bạn cũng phải luyện để làm lơ, sao bạn lại không bỏ đi những "bài giảng" nặng nề và đưa ra những luận điểm thật bình tĩnh, súc tích và đừng mang âm hưởng à à của "tiến sĩ gây mê".
Khi trẻ cãi tay đôi
- Trẻ sẵn sàng cãi tay đôi với bạn và cướp lời bạn mỗi khi bạn yêu cầu trẻ làm điều gì
- Hãy hiểu rằng việc cải tay đôi chình là cách để trẻ tìm kiếm sự quan tâm và tìm kiếm quyền được thể hiện và tôn trọng. Trẻ đang cố chứng tỏ với bạn hay mọi người xung quanh rằng trẻ có quyền hơn bạn
- Hãy cố gắng đừng phản ứng thái quá khi trẻ cãi tay đôi. Hãy nhớ rằng nếu bạn mất bình tĩnh thì phần thắng sẽ vào tay trẻ.
- Từ chối tiếp tục đối thoại với trẻ khi trẻ cãi tay đôi. Hãy cho trẻ biết rằng bạn sẽ không tiếp tục nói đến khi nào trẻ thôi không cãi chày cãi cối.
- Hãy chọn lựa hình phạt thích đáng. Tối thiểu là trẻ sẽ không được làm một việc gì mà trẻ đang cố cãi với bạn để dành được.
- Hãy dạy cho trẻ hiểu rằng trẻ không cần thiết cứ tuôn ra ào ào bất cứ ý nghĩ nào chợt đến trong đầu khi đối thoại. Tự kiểm soát lời nói là một kỹ năng quan trọng khi trẻ giao tiếp trong xã hội. Nói cách khác, không có gì xấu nếu trẻ nghĩ rằng mẹ hành động kỳ cục như một bà phù thủy nhưng việc trẻ nói ra ào ào thì không tốt chút nào.
- Để ý những chương trình truyền hình và các trò chơi điện tử. Có vài phương tiện giải trí cổ vũ cho việc cãi tay đôi và biến điều đó thành những chi tiết gây cười hơn là cho đó là hành động xấu và kém lễ độ.
Theo Tuổi trẻ
Khi trẻ “gay go” với bạn
- Trẻ lúc nào cũng tỏ ra muốn gây hấn, “dằn mâm xáng chén” trước mặt bạn. Trẻ không nói ra nhưng cách trẻ hành xử luôn ở trạng thái đối nghịch với mọi người lớn trong nhà.
Cách giải quyết:
- Hãy nói rõ với trẻ rằng thái độ của nó là không thể chấp nhận. Nếu trẻ cải lại rằng nó đâu có “nói” gì hỗn hào đâu, bạn hãy nhắc cho trẻ nhớ rằng nhiều lúc hành động nói rõ ràng hơn cả chính lời nói.
- Hãy nhận thấy rằng thái độ gay go của trẻ chính là một cách để trẻ tìm kiếm sự quan tâm và tìm kiếm quyền được thể hiện và tôn trọng.
- Hãy cố gắng hạn chế việc làm thái quá vấn đề lên- nhiều khi nói thì dễ hơn làm rất nhiều. Nếu trẻ có ý chọc tức bạn và bạn nồi giận lên thì rõ ràng bạn đã thua trẻ rồi.
- Từ chối làm việc hay đối thoại với trẻ khi trẻ tỏ ra không tôn trọng và hỗn hào. Hãy cho trẻ biết rằng bạn sẽ không đối thoại với trẻ cho đến khi nào trẻ kiểm soát được hành vi của nó.
- Để ý những chương trình tivi trẻ xem và những trò chơi điện tử trẻ chơi. Có vài phương tiện giải trí cổ vũ cho những hành động hỗn hào và biến điều đó thành những chi tiết gây cười hơn là cho đó là hành động xấu và kém lễ độ. Nếu trẻ từng là nạn nhân của những trò bắt nạt và chèn ép, trẻ sẽ hiểu rõ ràng hơn ai hết thái độ gây hấn và hỗn hào thì không tốt chút nào.
Theo Tuổi trẻ
Thursday, May 22, 2008
Quả
Xin thưa rằng quả khế
Ăn vào thì chắc là chua
Vâng vâng, chua thì để nấu canh cua
Quả gì mà da cưng cứng?
Xin thưa rằng quả trứng
Ăn vào thì nó làm sao?
Không sao, ăn vào người sẽ thêm cao
Quả gì mặc bao nhiêu áo?
Xin thưa rằng quả pháo
Ăn vào thì chắc là dai
Không dai, nhưng mà nổ điếc hai tai
Quả gì mà lăn lông lốc?
Xin thưa rằng quả bóng
Sao mà quả bóng lại lăn
Do chân bao người cùng đá trên sân
Quả gì mà gai chi chít?
Xin thưa rằng quả mít
Ăn vào thì chắc là đau
Không đau, thơm lừng tận mấy hôm sau
Quả gì là to nhất?
Xin thưa rằng quả đất
To bằng quả mít mật không?
To hơn, to bằng nghìn núi Thái Sơn
Chú Ðỗ con
- Ai đó?
- Cô đây.
Thì ra là cô Mưa Xuân đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. Chợt có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình hỏi:
- Ai đó?
Tiếng thì thầm dịu dàng trả lời chú:
- Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm.
Đỗ con lại cựa mình. Chú thấy mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo ngoài.
Chị Gió Xuân bay đi rồi có những tia nắng ấm áp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con lại hỏi:
- Ai đó?
Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên:
- Bác đây! Bác là Mặt Trời đây, cháu dậy đi thôi, sáng lắm rồi. Các cậu học trò cắp sách tới trường rồi đấy.
Đỗ con rụt rè nói:
- Nhưng mà ở trên ấy lạnh lắm.
Bác Mặt Trời cười khuyên:
- Cháu cứ vùng dậy đi nào. Bác sẽ sưởi ấm cho cháu, cựa mạnh vào.
Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Ôi ấm làm sao! Mặt đất sáng bừng ánh sáng xuân. Đỗ con xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp.
Chim con lạc mẹ
Thấy quả trứng không nằm im, chim mẹ biết chim con sắp ra đời. Chim mẹ vội vã bay đi kiếm mồi cho con. Quả trứng ở trong tổ lúc lắc mãi rồi sau đó bỗng "rắc " một cái, chú chim con ló đầu ra. Chú nhìn quanh bầu trời đầy nắng đẹp rồi gọi:
- Chíp, chíp, mẹ đâu rồi? Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Chú ngó nghiêng tìm mẹ mãi mà chẳng thấy đâu. Chú ngẩng đầu lên, trời cao xanh biếc cũng chẳng thấy bóng dáng mẹ đâu. Chú nhìn xuống dưới đất cũng chẳng thấy mẹ đâu. Chỉ thấy cỏ xanh rờn! Chú nghĩ thầm: "Ta phải đi tìm mẹ thôi! " và thế là chú nhảy ra khỏi tổ. Nhưng chú chim quá nhỏ, chưa đủ lông cánh, nên không thể bay được. Chú rơi từ từ xuống bãi cỏ mềm!
Thấy chú chim nhỏ ngơ ngác trên bãi cỏ, bác chó liền hỏi:
- Gâu, gâu! Mẹ cháu đâu? Mẹ cháu đâu?
Chim con sợ hãi lắc đầu.
Chị mèo đi ngang qua thấy thế liền dừng lại nhỏ nhẹ:
- Meo, meo, meo, hãy đi theo! Hãy đi theo! Chúng tôi giúp.
Thế là chó cho chim nhỏ đậu trên lưng và cùng với mèo đi tìm chim mẹ.
Qua một cánh đồng, chúng hỏi bác bò đang say sưa gặm cỏ, bác trả lời rằng:
- Ùm bò, ùm bò, tôi không biết! Thôi để tôi hỏi chị gà mái mơ xem sao?
Gặp gà mái mơ đang dẫn đàn con đi kiếm ăn, mèo liền chỉ vào chim con và hỏi:
- Có phải con của chị không?
Gà mái mơ ngó nghiêng nhìn rồi vội quay lại đếm đàn gà con:
- Một, hai, ba, bốn... Cục, cục, cục... đủ một chục. Ồ! Con tôi đủ cả đây rồi.
Nhìn kỹ chim nhỏ lần nữa, gà mái mơ bỗng reo to:
- A! Đây chính là con của chị chim sẻ mà. Chị sẻ đang bắt cào cào, châu chấu ở đằng kia kìa!
Bên ruộng lúa chín, chị chim sẻ đang cố tha một con cào cào béo ngậy. Nghe tiếng chim con gọi vang:
- Mẹ ơi , mẹ ơi! Con đây mà.
Chim sẻ mẹ vội chạy lại mớm cho con miếng mồi tươi ngon vừa kiếm được. Chim sẻ mẹ vui mừng nói:
- Cảm ơn các bác đã giúp cho mẹ con tôi.
Chó, mèo , gà mái mơ đều mừng cho sẻ con tìm được mẹ.
Câu chuyện trong rừng
Vốn tính cẩn thận của họ nhà Sóc nên trước khi đi xa, Sóc phải chuẩn bị được một kho quả thông dự trữ để khi về nhà đói có cái ăn ngay. Nhưng vì tính hay quên, và những kỳ thú của chuyến du lịch cuối thu quá hấp dẫn, say mê nên khi trở về, Sóc tìm mãi không thấy ngôi nhà của mình. Ôi thôi, kho quả thông cũng đã biến mất rồi. Sóc vừa lo vừa sợ đói nên đứng khóc hu hu.
Cả khu rừng vắng lặng. Nghe xa xa có tiếng khóc của Sóc, các bạn Gấu, Hươu Sao, Thỏ Trắng, Lợn Rừng tất tả chạy tới. Rồi cả nhà Sẻ, Quạ Đen, Cú Mèo cũng từ bốn phía ùa đến. Sóc thấy xóm giềng đến thăm hỏi, trong lòng thấy yên tâm hơn và kể hết sự tình cho các bạn cùng nghe. Nghe xong, cả bầy thú rừng cùng đồng thanh:
- Chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm kho quả thông.
Trong khi các bạn mải miết tìm kho quả thông, bỗng từ xa có tiếng reo của Cú Mèo:
- Các bạn ơi, kho quả thông đây rồi!
Tiếng reo của Cú Mèo đã vang lên cả góc rừng. Sóc và bầy thú nghe thấy liền chạy nhanh về phía Cú Mèo. Các bạn reo hò mừng vui cùng Sóc. Sóc ngậm ngùi cảm ơn Cú Mèo và các bạn láng giềng đã giúp đỡ mình.
Sau đó, Sóc mời các bạn đến nhà mình cùng nhảy múa và ca hát.
Cái chuông nhỏ
Chó, Thỏ, Dê nhìn thấy thế đều gạ Mèo hoa cho đeo chuông một tí một tẹo thôi cũng được, nhưng Mèo con sợ các bạn làm bẩn, cứ từ chối hoài, chẳng cho mượn.
Mèo hoa nhảy tâng tâng tới bên con lạch nhỏ, thấy bóng mình và cả cái chuông nhỏ in xuống mặt nước đẹp ơi là đẹp, khoan khoái lắm. Nó thò cái cổ dài ra thêm, dài ra thêm nữa để nhìn cho rõ hơn bóng mình và cái chuông nhỏ thì... "ùm" một cái, nó bị trượt chân ngã nhào xuống nước.
Chó, Thỏ, Dê đều cuống lên, chạy tới cứu Mèo hoa. Dê nhanh hơn, túm được đuôi Mèo hoa, cố lôi lên mà không được. Chó liền chạy tới ôm lấy Dê, rồi Thỏ ôm lấy Chó. Chó, Dê, Thỏ hợp sức mà lôi, cuối cùng đã lôi được Mèo hoa lên bờ, tuy ai cũng mệt phờ...
Mèo hoa thoát chết đuối, nhưng thấy rất ngượng ngùng. Nó cúi đầu xuống, khẽ khàng tháo chiếc chuông ra khỏi cổ, nói lí nhí:
- Các bạn thử đeo cái chuông nhỏ này đi...
Nguồn: Vũ Bội Tuyền - Phụ nữ Việt Nam
Bé Mai và 6 chú mèo con
- Ai ấy nhỉ?
À, hóa ra là một chú mèo con. Mà sao Mèo Con vào được trong này nhỉ? Trong kho thật nhiều đồ. Tìm được Mèo Con ở trong này thật là kỳ lạ!
Bé Mai vuốt ve Mèo Con:
- Tội nghiệp Mèo Con, sao Mèo Con lại ở đây một mình? Mèo Con đừng buồn nhé, bé Mai và Cún Con sẽ làm bạn của Mèo Con. Chúng tôi sẽ dạy bạn chơi bóng.
Thứ Ba là ngày bé Mai tập hợp với các bạn Lan, Anh và Quỳnh. Mai nói với Cún Con và Mèo Con:
- Mau lên nào, giúp Mai nhé Cún Con và Mèo Con. Mình làm bánh để đãi các bạn.
Bạn Lan, bạn Anh và bạn Quỳnh đã tới rồi. Tất cả ngồi xung quanh vẽ hình Cún Con để thi xem ai vẽ giống nhất. Nhưng Mèo Con đi đâu mất rồi nhỉ?
Ðinh đong, đinh đong! Bé Mai lắc lắc cái chuông và gọi:
- Các bạn ơi, bánh đã xong rồi, vào đây ăn đi.
Nhưng mà, ô kìa! Mèo Con cùng năm con mèo khác đang chia nhau ăn bánh. Thấy các bạn vào, cả bọn sợ quá nhảy thật nhanh qua cửa sổ.
Bé Mai gọi theo:
- Các bạn mèo ơi, đừng chạy nữa. Tôi không giận các bạn đâu. Chắc các bạn đang đói, có phải không? Tôi có sữa tươi đây, mời các bạn uống. Chúng ta làm bạn với nhau nhé.
Từ nay về sau, trong kho của nhà bé Mai có thêm sáu chú mèo con. Mỗi ngày bé Mai mang một bình sữa tươi tới cho các chú mèo. Chẳng lâu đâu, các chú mèo sẽ thật lớn, đuổi hết lũ chuột trong kho đấy!
Báo gấm suýt ngã
Một hôm báo gấm leo lên cây, bò ra đầu mút của một cành cộc. Gió bắt đầu thổi mạnh. Cành cộc lắc la lắc lư lay động. Báo gấm không làm sao quay đầu bò vào được. Nó sợ quá, đầu váng, mắt hoa, miệng khóc tu tu:
- Ối trời ơi, mẹ ơi, có ai đấy không, cứu tôi với! Cứu tôi với!
May quá, gia đình nhà khỉ mặt đỏ ở gần đó, nghe tiếng kêu, cả nhà vội chạy ra cứu báo gấm. Khỉ bố, khỉ mẹ và cả hai khỉ con leo cả lên cành cộc đó, nhún mạnh cho cành cây oằn xuống gần mặt đất, báo gấm liền nhảy xuống, vui mừng nói:
- Cháu xin cảm ơn gia đình bác khỉ thật nhiều! Không có gia đình bác giúp đỡ, chắc cháu bị ngã từ cành cao xuống, sẽ chết mất, gia đình bác đã cứu sống cháu!
Hôm sau, báo gấm con xách một nải chuối tiêu đến làm quà tạ ơn gia đình khỉ mặt đỏ. Từ đó về sau, báo và khỉ trở thành bạn thân.
Bài học đâu tiên của Gấu
- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.
Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung tóe ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói:
- Cảm ơn bạn Sóc!
Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc. Sóc ngạc nhiên nói:
- Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!
Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh:
- Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!!
Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng:
- Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi!
Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói:
- Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!
Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:
- Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn
- Con nhớ rồi ạ! - Gấu con vui vẻ nói.
Nguồn: Lê Bạch Tuyết
Ba người bạn
Cả ba tìm đến bác Quạ thông minh:
- Bác Quạ ơi! Bác hãy nói xem trong chúng tôi ai là người thông minh nhất?
Bác Quạ cười phá lên:
- Ha! Ha! Vấn đề thật đơn giản các cháu ạ. Hãy mang cây ăn quả này về nhà trồng. Khi mùa xuân đến nó sẽ ra hoa kết trái, bác sẽ dành câu trả lời cho các cháu.
Ba người bạn liền mang cây về trồng xuống luống đất cạnh bờ sông.
- Hãy để tôi trồng, tôi sẽ chỉ cho các bạn cách làm. - Khỉ con nói và cố gắng hết sức để đào một cái hố.
Nhưng cái hố quá nhỏ, không thể trồng cây được.
- Thôi, để đấy tớ đào cho. - Tê Tê nói với Khỉ.
Rồi Tê Tê dùng cái móng vuốt nhỏ, sắc của mình để đào một cái hố khác.
Nó làm thật dễ dàng.
Sau khi trồng cây xong, chúng thấy cần phải có nước để tưới. Nhưng làm thế nào nhỉ?
- Tôi sẽ có cách. - Khỉ con nhanh nhảu nói.
Khỉ chạy ra bờ sông để tìm nước. Nó vốc nước vào hai bàn tay. Nhưng khi trở về thì chả còn một giọt nào trên tay cả.
Voi chậm chạp tiến ra bờ sông. Nó khoan khoái thả vòi xuống dòng nước mát. Trong nháy mắt, Voi đã hút đầy vòi nước đem về.
Voi vừa phun nước lên trên cây vừa nói với Khỉ và Tê Tê:
- Các bạn đừng nghĩ tôi là người tốt nhất, thông minh nhất.
Rồi Voi và Tê Tê thích thú nhảy múa vui vẻ, không để ý đến Khỉ con bé nhỏ tội nghiệp đang nghĩ: "Cõ lẽ mình là người đần độn nhất."
Thời gian trôi đi, bây giờ cây ăn quả đã vươn cao. Trên cành chi chít những chùm quả mọng nước và đỏ chót.
Voi và Tê Tê rất thẻm ăn quả chín trên cây nhưng cả hai đều quá thấp nên không với được quả nào.
Bằng một vài bước nhảy, Khỉ con đã ngồi tót trên cây. Nó hái tất cả những chùm quả chín xuống cho hai người bạn.
Voi và Tê Tê nói với Khỉ con vẻ ân hận:
- Cám ơn sự giúp đỡ của bạn.
Bất thình lình chúng nghe bác Quạ nói:
- Ồ, các cháu. Bây giờ chắc các cháu đã biết câu trả lời rồi chứ?
Khỉ, Voi và Tê Tê cùng cười vang và nói:
- Vâng, tất cả chúng cháu đều là những người bạn tốt và thông minh phải không bác Quạ?
Ba Ba tìm nhà
- Đây có phải là nhà của cháu không ạ?
Nghe tiếng động, một đàn ong bay vù ra. Ba Ba sợ quá nghĩ bụng: "Có lẽ nhà của mình ở dưới lòng đất?"
Chú bò đi, tìm thấy một cái hang ở góc tường. Ba Ba đang định rúc vào hang, thì mấy chú chuột con chui ra, chít chít chào Ba Ba rồi nói ngọt ngào:
- Đây là nhà của chúng tớ.
Ba Ba lại nghĩ: "Hay là nhà của mình ở trên núi nhỉ?" Chú bò chậm chạp lên một cái hốc núi vừa lúc gấu con trong hốc đi ra. À, hốc núi là nhà của gấu. Ba Ba nghĩ mãi: "Có khi nhà mình ở dưới sông cũng nên?"
Chú bò đến bên bờ con sông nhỏ. Vừa mới xuống nước bơi được quãng ngắn, Ba Ba thấy ngạt đến không thở được. Chú vội lên ngồi nghỉ ở một phiến đá ven bờ. Bỗng, một cô Ốc Sên nhỏ từ trong hẻm đá bò ra. Ba Ba liền hỏi thăm:
- Cô bé Ốc Sên xinh đẹp ơi! Có biết nhà của anh đâu không?
Cô Ốc Sên có đôi má đỏ bồ quân tươi cười, nhìn Ba Ba từ đầu đến chân rồi trả lời:
- Ái chà, sao mà anh ngốc thế! Anh cứ nhìn kỹ em đi, rồi là lại ngắm cái lưng của mình sẽ biết.
Ba Ba ngoảnh cổ nhìn cái mai của mình y như viên ngói lợp trên lưng, mà lại giống màu vỏ ốc sên. Thế là Ba Ba đã tìm được nhà của mình.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn lại đây
Tay nắm chặt tay
Ðứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ nhỏ
Chạy thẳng chạy mau
Mèo đuổi theo sau
Chuột cố chạy mau
Trốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột
Lại sắm vai mèo
Co cẳng chạy theo
Chú mèo hóa chuột
2.
2.Mèo đuổi chuột
Chít chít meo meo
Con mẻo, con mèo
Đuổi theo con chuột
Con chuột chạy nhanh
Luồn khe luồn hốc
Con mèo nhanh lắm
Giơ vuốt nhe nanh
Đuổi theo con chuột
Ô kìa! Con chuột
Chẳng chạy được đâu
Ô kìa! Con mèo
Bắt ngay con chuột.
Giờ chơi của bé
Đã đến giờ chơi
Nào bạn hãy tới
Cùng tham gia nào
Mình làm bác sỹ
Đeo cái ống nghe
Bạn làm y tá
Khám các bệnh nhân
Còn các bạn khác
Làm bác thợ xây
Xây nhà tập thể
Cho các gia đình
Cùng đi mua sắm
Ở góc cửa hàng
Ra vườn tưới hoa
Trồng cây nhổ cỏ
Làm cô giáo nhỏ
Dạy các học sinh
Đọc thơ hát múa
Đóng kịch vẽ tranh
Làm góc nghệ thuật
Đến góc học tập
Tô chữ đọc thơ
Giờ chơi như mơ
Bé làm người lớn
Sao vui vui thế
Thế giới trẻ thơ
Ði chơi phố
Gặp đèn đỏ
Dừng lại thôi
Không qua vội
Ðèn vàng rồi
Tiếp đèn xanh
Nào nhanh nhanh
Qua đường nhé!
Cô dạy
Phải giữ sạch đôi tay
Đôi tay mà giây bẩn
Sách bút cũng bẩn ngay
Mẹ mẹ ơi cô dạy
Cãi nhau là không vui
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi
Che mưa cho bạn
Ông trời nổi sấm chớp
Mưa trút xuống ào ào
Gà đi về nơi nào
Ôi gà con ướt lạnh!
Nhím liền đến bên cạnh
Lấy ô che cho gà
Ếch cũng đem ô ra
Ðể che mưa cho gà
Mưa tạnh, gió đi xa
Gà con cám ơn Nhím
Gà con cám ơn Ếch
Con kiến
Leo phải cành cụt !
Leo ra , leo vào !
Con Kiến mà leo cành đào .
Leo phải cành cụt !
Leo vào , mà leo ra !
Kiến leo cành đa !
Leo ra mà leo vào !
Kiến leo cành đào !
Leo vào mà leo ra
Cây dây leo
Bé tí teo
Ở trong nhà
Lại thò ra
Ngoài cửa sổ
Hỏi vì sao?
Cây trả lời
"Ra ngoài trời
Cho dễ thở
Tắm nắng gió
Gội mưa rào
Cây mới cao
Hoa mới đẹp"
Cô Nhện
Vòng vòng cô Nhện vòng quanh !
Kéo tơ mà dệt lưới
Chăm làm và khéo đẹp !
Chăm làm và khéo tay !
Vo ve ! chú muỗi vo ve !
Mắc vào lưới Nhện ! ...muỗi nằm rên la ! ...
Nhện ơi ! Nhện thả tôi ra !
Nhện ơi ! Nhện bắt tôi chi ?
Mi là gian ác !
Mi hại bao người thì chớ hòng ra đây ! hừm !
Cái đồ muỗi ranh !
Con công
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xòe cánh ra
Nó đỗ cành đa
Nó kêu vít vít
Nó đỗ cành mít
Nó kêu vịt chè
Nó đỗ cành tre
Nó kêu bè muống
Nó đỗ dưới ruộng
Nó kêu tầm vông
Con công hay múa...
Các con vật
Đầu, tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng Nam, Bắc, Đông, Tây tỏ tường .
Chia quà
Bé tí tẹo teo
Tí gọi chú mèo
Cùng ăn với tí
Mèo con thích chí
Ngoe nguẩy cái đuôi
Mẹ thấy mẹ cười
Khen con ngoan quá.
Bạn mới
Hãy còn nhút nhát
Em dạy bạn hát
Rủ bạn cùng chơi
Cô thấy cô cười
Cô khen đoàn kết
Bé làm nghề gì?
Xây bao nhiêu nhà cửa
Bé chơi làm thợ mỏ
Làm ra thật nhiều than
Bé chơi làm thợ hàn
Nối nhịp cầu đất nước
Bé chơi làm thấy thuốc
Khám bệnh cho mọi người
Bé chơi làm cô nuôi
Đút cơm cho cháu bé
Một ngày ở nhà trẻ
Bé làm bao nhiêu nghề
Chiều mẹ đến đón về
Bé lại là cái Cún
Ấm và chảo
"Nước sôi rồi đấy ạ!"
Chảo quen kêu xèo! xèo!
"Mỡ mỡ ơi, nóng quá!"
Ấm reo vui đã đành
Chảo dù kêu, vẫn thích
Cả hai buồn bao nhiêu
Xa lửa nằm im thít!
Ai làm gì đó?
Khù khà khù khò,
Ai làm gì đó?
A! Là chú chó,
Ðang ngủ khò khò.
Cút ca cút kít,
Ai làm gì đó?
A! Là chuột chít,
Dùng răng cắn gỗ.
Hí hí ha ha,
Ai làm gì đó?
A! Ra là bé,
Ðang cười rất to!
Wednesday, May 21, 2008
Chuyện cổ tích loài người
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ :
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo ...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to:
"Chuyện loài người" trước nhất.
Câu chuyện về cái bóng
Một buổi chiều, Mặt Trời đã sắp khuất sau núi, Dê con đi tìm Dê mẹ về nhà. �ột nhiên, Dê con phát hiện ra một chuyện lạ: có một "cái gì đó" vừa dài, vừa bé luôn theo Dê con không rời. Dê con đi đâu là nó theo Dê con đến đấy. Dê con thử ngoẹo đầu, nó cũng nghẹo đầu. Làm thế nào để "thoát" khỏi nó đây. Dê con thấy mỏi mệt, phiền muộn trong lòng.
Mẹ Dê chạy lại bên Dê con bảo:
- Mặt trời sắp lặn rồi, chúng ta về thôi!
Dê con bực tức đáp:
- Không, con không về đâu!
Dê mẹ thất kinh, hỏi:
- Con không sợ Sói à?
- Không sợ Sói. Con chỉ sợ cái thứ này!- Dê con chỉ vào cái thứ lạ, trả lời
Dê mẹ nhìn thấy thế bật cười:
- �ó là cái bóng của con!. Thôi, chúng ta mau về nhà, kẻo tối mất!
Nói xong, Dê mẹ dắt Dê con về nhà.
Lúc đó, có một con Sói nấp sau một tảng đá lớn, định vồ Dê con. Nó đã nghe hết chuyện Dê con nói với Dê mẹ. Nó nghĩ: "Thật may, không nhào ra. Nếu không sẽ gặp phải cái bóng. Nhưng "cái bóng" suy cho cùng có hình dáng ra sao nhỉ, ta chưa hề thấy". Sói định bụng để xem xem "cái bóng" ra sao, rồi sẽ ăn thịt Dê con cũng không muộn.
Ngày hôm sau, cũng vào lúc Mặt Trời sắp lặn sau núi. Sói bắt gặp Dê con trên đường đi tìm Dê mẹ:
- �ứng lại, Dê con!- Sói hét
Sói đứng cản ngay giữa đường, thè cái lưỡi dài đỏ hỏn nhòn nhọn. "Không biết nó cần cái gì?"- Dê con sợ hết cả hồn, nghĩ vậy.
- Mi đừng sợ. Sói già ta hôm nay không bắt mi. Chỉ muốn xem cho biết "cái bóng" ở đâu là ta thả cho mi đi.
Dê con nghe vậy, trống ngực đập thình thịch, song cố trấn tĩnh, nói:
- Ngươi muốn xem cái bóng à?. Nó so với ngươi hung bạo, cao to hơn, lại biết ăn thịt ngươi đấy. Khi đó ngươi đừng trách ta!
Nghe Dê con nói, Sói nổi máu "yêng hùng". Nó xì một tiếng:
- Ở CHỐN SƠN LÂM, LÃO SÓI TA ĐÂY CHƯA hề gặp một đối thủ đáng mặt, mi khỏi phí lời. Hãy mau nói cho ta biết "cái bóng" ở đâu?
Dê con nói nhỏ:
- �ó, quay đầu lại đi. "cái bóng" đứng ngay sau ngươi đó.
Sói quay đầu nhìn lại thì quả nhiên "có cái gì đó" đen, dài, ở trên mặt đất. Nó xông lại ngoạm, cắn, chiếc bóng bèn chạy về phía trước mặt nó. Nó chồm lên, cái bóng cũng chồm lên. Sói cứ đuổi cái bóng của chính nó cho tới khi rơi tõm xuống vực núi mà chết.
Còn Dê con? Nó cất tiếng hát và tìm Dê mẹ để cùng về nhà.
(Theo Truyện cổ tích- NXB Văn hoá Thông tin)
Chia phần
- Vâng!- Sói đáp lời- Tôi xin chia thế này: Cáo sẽ ăn con gà, tôi con thỏ, còn ngài Hổ- ngài được con dê!
Nghe Sói chia phần như vậy, Hổ tức lộn ruột. Nó bạt tai Sói mạnh đến nỗi Sói lộn di mấy vòng, một con mắt lòi cả ra ngoài.
Hổ quay sang bảo Cáo:
- Này Cáo, mày thử chia phần xem sao.
- Vâng! tôi xin chia. Gà thì ngài sẽ dùng cho bữa điểm tâm sáng. Thỏ sẽ là bữa trưa của ngài. Còn bữa tối, xin ngài dùng dê kia ạ. Nếu có dư chút ít nào đó, chúng tôi sẽ ăn, còn không thì cũng chẳng có vấn đề gì đâu, thưa ngài!...
Hổ rất bằng lòng về cách chia phần của Cáo. Nó vui vẻ hỏi:
- Này Cáo! Mày học ở đâu cách chia công bằng thế?
Cáo nhanh nhẩu trả lời
- Dạ, thưa ông Hổ. Tôi học được cách chia này từ con mắt của Sói đấy ạ.
Thế mới biết, bản chất của bọn côn đồ là độc ác và không đứa nào còn có đạo đức.
PHƯƠNG MAI (KỂ)
Cái ô của tiểu thư chuột
Một hôm, tiểu thư chuột được tin em gái bị cửa kẹp nát một khúc đuôi. Cô thương quá, khóc sụt sịt mãi và nghĩ thầm: "Ồ, EM GÁI TA THẬT CHẲNG MAY CHÚT NÀO, BỊ CỬA kẹp nát đuôi thì đau quá; sau này bị cọc đuôi, lại mất xinh rồi còn gì. Ta phải đi thăm em ngay thôi!"
Tiểu thư chuột mở va li bỏ vào đó nào là khoai lang khô, nào là bánh mì, nhân lạc, khăn tay và một số sách báo mà em gái thích đọc nhất. Sau đó, tiểu thư mặc thêm chiếc áo bông, quàng khăn, đóng các cửa sổ trong nhà, mở cửa lớn ra đi. Nhưng tiểu thư chuột thấy trời sa mưa, quay về lấy ô che. Cô tìm khắp các nơi trong nhà, các tủ, cả gậm giừơng nữa, cũng chẳng thấy ô đâu. Cô nghĩ bụng"không có ô, đi dưới trời mưa sẽ bị cảm". Bỗng tiểu thư nghĩ tới đầm sen trước nhà. Cô xuống hái một tàu lá sen có cuống dài, bẻ quặp các vành lá xuống, làm thành chiếc ô che mưa thật thuận tiện mà xinh đẹp.
Khi tới nhà em gái, em gái rất cảm động, cảm ơn chị đã tới thăm. Chuột em còn khen chị rất nhanh trí, nghĩ ra sáng kiến rất hay!
Cá chép con thắc mắc
Chép con nghĩ bụng: "Quái lạ, tại sao cua lại phải lột xác nhỉ ?". Chép con ĐI HỎI ỐC VẶN, ỐC VẶN CŨNG CHẲNG BIẾT GÌ HƠN. CHÉP LẠI HỎI: "ỐC VẶN CÓ PHẢI LỘT XÁC KHÔNG ?". ỐC vặn phì cười trả lời: "Không, vỏ của tôi lớn dần theo cơ thể nên tôi không phải lột xác đâu".Chép con liền đi hỏi trai con: "Cậu có biết vì sao cua phải lột xác không? Và cậu có phải lột xác không?" Trai lắc đầu: "Vì sao cua phải lột xác thì tớ chịu. Còn tớ, vỏ của tớ tăng từng vòng theo cơ thể lớn phổng lên nên không phải lột xác."
Về nhà Chép con hỏi mẹ, mẹ cũng không biết vì sao. Chép con lại thắc mắc: "Thế họ nhà cá chép chúng ta có phải lột xác không ạ?".Cá chép mẹ nở nụ cười tươi trên đôi môi đỏ tươi trả lời: "Ôi, con của mẹ thật ngốc ngếch! Chúng ta có vẩy chứ đâu có mai như cua. Mỗi năm vẩy của ta tăng thêm một hàng, cứ đếm số hàng vẩy trên mình là biết tuổi của chúng ta con ạ!"
Mấy hôm sau, Chép con gặp Cua liền hỏi: "Tại sao bạn phải lột xác vậy? Cua trả lời rất tự nhiên: "Họ nhà cua chúng tôi phải lột mai thì mới lớn lên được!". Chép con ngắm nhìn Cua một lát rồi reo lên: "A! Đúng rồi. Nhìn bạn lớn hơn mấy hôm trước rồi đấy!"
Bố Mặt trời, Mẹ Mặt trăng.
Ngay từ lần gặp mặt đầu tiên, chàng Mặt trời dũng mãnh đã yêu nàng Mặt trăng dịu dàng hiền hậu. Chàng liền ngỏ lời cầu hôn và được nàng chấp nhận. Thế là đám cưới được tổ chức linh đình. Đôi vợ chồng trẻ sống với nhau rất hạnh phúc dưới một bầu trời không gợn chút mây. Mặt trời chiếu sáng ban ngày, còn vợ chàng Mặt trăng lấp lánh ban đêm. Rồi Mặt trăng cho ra đời những vì sao bé bỏng. Than ôi!, nếu không có mây thì những bé sao nhỏ xíu không oó chỗ ngủ. Thế là mây xuất hiện. Chẳng bao lâu sau khi bác mây đến, Mặt trời rực rỡ và toả sáng hơn Mặt trăng. Nàng Mặt trăng trở nên giận dữ vì bị chồng là Mặt trời lấn át. Thế là họ cãi nhau.
Những cuộc tranh cãi của họ trên bầu trời kéo theo cả sấm, sét nổi lên ầm ầm. Rồi đôi vợ chồng chia tay nhau. Những vì sao không biết nên theo bố hay theo mẹ. Sau một hồi lưỡng lự, chúng quyết định theo mẹ của mình. Chỉ có sao Hôm và sao Mai là vẫn còn vấn vương ông bố tội nghiệp. Có phải vì thế mà chúng ta chỉ được gặp sao vào buổi tối, những ngôi sao đang xúm xít vây quanh mẹ Mặt trăng?
Bên nào hơn?
(Phong Thu kể- báo Phụ nữ Việt Nam)
Bé Masa và con gấu
Một hôm, mấy cô bé ở trong làng ra rủ Masa vào rừng hái nấm. Masa xin phép ông bà, cùng các bạn tung tăng chạy vào rừng.
Nấm nhiều quá!. Càng vào sâu trong rừng càng nhiều nấm. Masa say mê mà hái, say mê tới nỗi lạc với các bạn gái, chẳng nghe tiếng gọi nhau nữa.
Trời đã tối, Masa nhìn thấy xa xa có một căn nhà nhỏ, bèn mon men tới gõ cửa: "Cộc, cộc, cộc...!" Masa gõ cửa mà chẳng thấy có ai trả lời. �ợi một lúc, Masa thử đẩy cánh cửa thì cửa mở ra. Em rón rén tới ngồi ở chiếc ghế dài, chờ chủ nhà về.
Một lúc sau, em nghe có tiếng nói:
- Chà! Chà! Về tới nhà rồi!
Em mừng quá! Nhưng bỗng sợ run lên khi thấy chủ nhà là một con Gấu to.
Gấu thấy Masa sướng lắm, bảo:
- Cô bé, ta không cho cô bé về đâu!. Hãy ở đây ngày ngày đốt lò, nấu cơm nước, quét dọn nhà cửa cho ta!
Masa khóc ròng, nhưng chẳng có cách nào khác là phải ở lại nhà của Gấu.
Gấu vào rừng suốt ngày chặn chặt cửa ở phía ngoài, không cho Masa ra khỏi nhà
"Làm sao thoát được Gấu?"... Masa nghĩ hoài, cuối cùng cũng nghĩ ra một cách
Một hôm, Masa bảo Gấu:
- Tôi ở đây với Gấu đã lâu. Hôm nay cho tôi về làng gửi quà cho ông bà tôi!
- Không được, vì bé sẽ lạc đường. Hãy đưa quà cho tôi, tự tôi sẽ đưa quà thay cho bé!
Nghe Gấu nói thế. Masa nướng bánh, khâu chiếc túi rất lớn, nói:
- Tôi cho bánh vào túi đây!. Gấu nhớ rằng đi đường không được mở túi ra, không được lấy bánh ra. Tôi sẽ trèo cây nhìn theo Gấu đấy!
- �ược rồi, được rồi! Cho bánh vào túi nhanh lên!- Gấu nói.
- Gấu hãy ra xem xem Trời có mưa không đã!
Khi Gấu đi ra, Masa chui vội vào túi bánh, lấy bánh che kín mình.
Gấu thấy trời không mưa, vội vào vác chiếc túi lên vai, chặn cửa, rồi lên đường
Gấu đi mãi, đi mãi, thấy mệt, nên lẩm bẩm nói:
- Hãy ngồi nghỉ ở gốc cây một lát, lấy bánh ra ăn đã!
Masa, từ trong túi, nói khe khẽ:
- Tôi ở trên ngọn cây nhìn thấy Gấu định ăn bánh!. Không được ăn, không được ăn!. Bánh là để biếu ông bà Masa!
- Ôi! Masa nhìn tinh quá, xa quá- Gấu thở dài, không dám ăn bánh, lại lầm lũi vác túi bánh đi tiếp.
Mấy lần nữa định nghỉ ăn bánh, là mấy lần Masa nhắc nhở, khiến Gấu chỉ còn cách đi nhanh tới nhà ông bà Masa ở ven rừng.
Gấu gõ cửa nhà ông bà Masa và nói:
- Mở cửa mau! Masa gửi bánh biếu ông bà đây này!
Con Chó lớn ngửi tới mùi Gấu, từ trong nhà nhảy phóc ra, lao tới Gấu. Gấu sợ quá, vội vàng ném túi xuống, chạy bán mạng.
Ông bà đã kịp dậy, châm đèn và đem ra soi soi:
- A, một chiếc túi to gớm!
- Ông mở ngay ra xem nào!
Chiếc túi vừa mở ra, Masa vươn dậy ôm chầm lấy ông bà, khóc nức nở, mừng vì đã thoát nạn
- Thôi, đừng khóc nữa cháu!- Bà vỗ về Masa
Ông bày bánh lên bàn. Ông bà và Masa có cuộc liên hoan thật vui!
(Theo nguyên tác truyện dân gian Nga- NXB Văn hoá Thông tin)
Bé hạt tiêu
Chưa biết chia chác thế nào, Cáo đề xuất:
- Ba ta nên thi nhau về chuyện gì đó, ai thắng cuộc thì được nhận cả viên ngọc.
SÓI, ẾCH GẬT ĐẦU KHEN PHẢI. CÁO NÓI THÊM:
- Bây giờ ba chúng mình thi xem ai "khó" uống rượu, dễ bị say nhất, là người thắng cuộc.
Sói nhanh mồm nói ngay: "Ta đây chỉ cần 1 giọt rượu nhỏ đã say mềm"
Cáo đắc thắng nói to: "Ta chỉ cần ngửi thấy mùi rượu- ngửi thấy thôi- Cáo nhắc lại, là đã ngất nga ngất ngưởng, chân nam đá chân chiêu"
CÒN CON ẾCH THÌ LẠI TỈNH BƠ, CHẲNG THÈM MỞ MIỆNG, ĐÔI MẮT nhắm nghiền, rồi nằm lăn kềnh ra.
CÁO VÀ SÓI NGẠC NHIÊN, LO SỢ NHÌN ẾCH, RỒI CÁO NÓI TO: "TA THUA NÓ RỒI, CẬU THẤY KHÔNG, CON ẾCH TỘI NGHIỆP, không cần một giọt, không cần ngửi rượu, nó chỉ mới nghe đến tiếng rượu, mà đã say lăn quay ra rồi, viên ngọc thuộc về nó rồi"
�ÚNG LÀ ẾCH BÉ BỎNG, NHƯNG LÀ "BÉ HẠT TIÊU"
LƯƠNG THIỆN NHÂN
(Báo Phụ Nữ Việt Nam số 25/2001)
Bán măng
Gấu nhỏ nhìn thấy thế, nói:
- Mẹ ạ, mẹ đào măng vất vả quá rồi. �ể măng đấy con đi bán cho!
- Con đi bán à? Con có biết tính tiền không?
- Có gì mà không biết, mẹ! Có phải mẹ nói mỗi kilôgam bán một ngàn đồng?
Thấy Gấu nhỏ nói vậy, mẹ Gấu yên tâm để Gấu nhỏ đi bán măng.
Tới chợ, Gấu nhỏ đặt giỏ măng tre ra bán mà chờ tới nửa ngày, chẳng có ai hỏi cả. Gấu rao:
- Măng tre đây, vừa mới đào đây, măng tre tươi đây....
Lúc đó mới thấy một chú Cáo chạy đến, hỏi:
- Bao nhiêu tiền một kilôgam?
- Một ngàn
- Đắt quá! Đắt quá!- Cáo vỗ đùi, bỏ đi
Vừa đi mấy bước, Cáo quay lại bảo:
- Nghe tôi nói này, muốn bán được măng tre thì phải nghĩ ra cách gì đó mới được. Như bóc vỏ đi rồi bán mới được.
- Bóc vỏ măng đi ư? Không được. Thế ai mua vỏ măng?- Gấu nhỏ lắc đầu.
- Tôi mua tất. Mỗi kilôgam măng, mua tám trăm đồng, mỗi kilôgam vỏ măng, mua hai trăm đồng. Được chưa?
Gấu nhỏ nghĩ: "Măng tám trăm, vỏ hai trăm. Như thế cộng lại chả là một ngàn đồng sao? Sao lại không được? Chắc là Cáo lừa mình để bóc vỏ măng cho nó khỏi phải làm việc này thôi. Bóc thì bóc!"
Thế là Gấu vội bóc vỏ măng
Gấu nhỏ bóc xong, măng và vỏ đều bán cho Cáo cả. Trên đường về nhà, Gấu con nghĩ mẹ sẽ hài lòng lắm đây.
Ai ngờ, khi nghe xong ngọn ngành, mẹ tức tối nhảy cả lên.
Gấu con nghĩ, nghĩ mãi mà chưa hiểu ra
Bạn nhỏ, bạn có biết là vì sao không?
(Theo Truyện cổ tích, tập 4- NXB Văn hoá thông tin)
Bài học về tính chăm chỉ
- Nhảy xuống đi con!. Nhặt lấy chiếc móng ngựa kia, đến chợ ta bán, khối người mua
Cậu bé giả vờ ngủ gật không nghe. Ông bố lại thúc giục một lần nữa
- Nhảy xuống nhặt đi con!, tới chợ bố bán đi mua quả anh đào cho mà ăn.
Thằng bé vẫn tảng lờ không chịu xuống. Tiếc của, ông bố đành nhảy xuống xe nhặt chiếc móng ngựa sắt. Tới chợ, ông bố bán chiếc móng ngựa, mua được 100 quả anh đào, cho tất cả vào túi của mình.
Trên đường về, để dạy con tính chăm chỉ, ông bố im lặng, thỉnh thoảng lại cố ý đánh rơi xuống đất một quả anh đào. Không cần bảo một lời, cậu bé nhảy ngay xuống đất nhặt quả anh đào lên ăn ngấu nghiến rồi đuổi theo xe leo lên. Cứ thế, vừa thấy cậu bé ngồi yên chỗ, ông bố lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào. Cậu bé lại tụt xuống xe... và cứ thế đúng 100 lần, lần nào bố nó cũng không chờ, cứ cho ngựa chạy như thường, thành thử cậu bé cứ phải chạy theo xe rất mệt. Ông bố hỏi:
- Con có mệt không?
- Mệt ạ
- Con thích nhảy xuống rồi lên xe một lần hay 100 lần?
Cậu bé xấu hổ cúi đầu không trả lời cha.
P.T (KỂ)
Bác nông dân nghèo lên trời
Cùng lúc đó cũng có một nhà quí phái giàu có vô kể muốn qua cổng nhà trời. Thánh Pê-trút mang chìa khóa ra và mở cửa cho nhà quí phái kia vào. Thánh lờ đi làm như không thấy bác nông dân đứng đó và từ từ đóng cửa lại.
Đứng ngoài cổng nhưng bác nông dân vẫn nghe thấy rõ tiếng đàn hát rộn rã, hân hoan chào đón nhà quí phái kia. Được một lúc thì tất cả trở nên yên ắng.
Thánh Pê- trút lại ra mở cửa để bác nông dân vào. Bác cứ đinh ninh là khi bác vào, thế nào cũng có tiếng đàn hát chào đón, nhưng cảnh vật vẫn thấy yên lặng. Thực ra người ta tiếp đón bác cũng rất niềm nở.
Các vị thiên thần cũng có mặt đầy đủ khi tiếp đón bác, nhưng không có một ai hát ca cả.
Bác hỏi Thánh Pê-trút, tại sao khi tiếp đón bác lại không có đàn hát như tiếp đón nhà quí phái giàu có vừa mới vào trước đó, phải chăng ở trên trời cũng có sự thiên vị như ở dưới trần gian. Thánh Pê-trút cười nói:
- Làm gì có sự thiên vị ấy, chúng tôi quý mến bác cũng như mọi người khác. Bác sẽ được hưởng mọi thú vui trên trời y như nhà quý phái giàu có kia. Những nông dân nghèo như bác thì ngày nào cũng có người lên trời, mà một người giàu có quí phái như người kia thì hàng trăm năm mới có được một người lên trời.
(theo Truyện kể dân gian Việt Nam)
Bác đánh cá và gã hung thần
Bác lay thử bình, thấy nặng quá. Bác nghĩ: "Ta phải mở xem có cái gì trong đó". Bác lấy con dao, loay hoay nạy nắp bình, nghiêng bình lắc mấy cái, đổ ra đất. Từ trong bình tuôn ra một làn khói cao ngất từng mây và tỏa khắp mặt đất. Bác đánh cá hết sức ngạc nhiên. Khói tỏa ra miệng bình tụ lại, rung rinh biến thành con quỷ trông thật xấu xí và dữ tợn.
Hiện nguyên hình rồi, con quỷ thét bảo bác đánh cá:
- Này tên kia, ta bảo cho ngươi biết là ngươi sắp chết.
Bác đánh cá mắng ngay:
- Sao mày lại muốn cho tao chết? Ta đã cứu mày ra khỏi bình kia mà.
- Này tên đánh cá kia, hãy nghe chuyện ta đây: Ta vốn là một vị hung thần, vì phạm tội, bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình này rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm dưới biển sâu, ta chờ mong ai cứu ta, ta sẽ làm phép cho kẻ ấy được giàu sang, sung sướng. Chờ mãi mà chẳng có ai cứu, ta đã nguyền: "Từ nay về sau, kẻ nào cứu ta, kẻ ấy sẽ bị ta giết". Vừa dứt lời nguyền thì ngươi cứu ta. Vậy ngươi phải chết.
Nghe quỷ nói, bác đánh cá liền hỏi:
- Ngươi nhất định bắt ta phải chết sao?
- Đúng! Ngươi phải chết.
- Vậy trước khi chết, ta yêu cầu ngươi cho ta biết rõ một điều
- Cứ nói đi
- To lớn như ngươi, làm sao lọt trong cái bình này được?
- Ngươi không tin ta à?
- Ta không thể nào tin được, trừ phi ta thấy tận mắt ngươi chui vào trong bình.
Quỷ bèn rũ mình, biến thành đám khói, bay đến tận trời xanh, khói tụ lại rồi dần dần chui hết vào trong bình. Bác đánh cá vội lấy ngay cái nắp bằng chì đậy luôn miệng bình lại. Quỷ vội tìm cách chui ra khỏi bình nhưng không được. Nó hết lời van xin bác đánh cá. Nhưng vô ích. Bác đánh cá lại lăn cái bình xuống biển sâu. Thế là con quỷ phải ở lại đó vĩnh viễn.
Truyện dân gian Ả Rập
Bà Chúa Ong
Cứ như vậy cho đến ngày anh học thành tài. Kỳ ấy, nhà vua mở khoa thi ở kinh đô để kén nhân tài. Các sĩ tử đua nhau chuẩn bị tiền gạo lều chiếu để vào dự thi. Trong lòng Sĩ cũng hăm hở muốn đua chen chốn trường văn trận bút, nhưng tài lực nhà anh quá kém cỏi, chẳng biết lấy gì để nuôi mẹ già trong những ngày vắng mặt, cũng chẳng có gì để dùng ăn tiêu dọc đường. Sắp đến kỳ thi, mấy người bạn anh lần lượt trẩy kinh mà không rủ anh. Sĩ cố chạy vạy mấy nơi, nhưng không kết quả. Mãi về sau mới có mấy nhà láng giềng tốt bụng nhận nuôi nấng mẹ già cho anh để anh yên tâm ra đi. Và rồi cuối cùng anh cũng đánh liều cất bước lên đường, tuy rằng trong lưng không có một đồng một chữ.
Thoạt đầu anh gánh hàng thuê cho bọn lái buôn. Làm hết hơi hết sức trong hai ngày, anh nhận được ở họ cơm ăn và một quan tiền công. Có vốn, anh lại tiếp tục đi nữa. Sau hai ngày tiêu rất dè sẻn, số tiền mới kiếm được cũng lại hết nhẵn. Mặc dầu vậy, anh vẫn không dừng lại, hy vọng dọc đường sẽ tìm được việc làm. Nhưng rủi thay, ngày hôm ấy, trời mưa, không một ai thuê mướn cả. Vì chỉ còn ba ngày nữa đã bắt đầu nhập trường, anh không thể nấn ná được. �ành phải cắm cúi bước liều trong lúc không có một hột gì vào bụng. Trời xế chiều, anh đi tới một khu rừng rậm. Trong khi đang bước thấp bước cao mong tìm ra một ngôi nhà nghỉ trọ, thì anh bị lạc đường. Anh đi quanh quẩn mãi giữa đêm tối trong lùm cây mà không nghe một tiếng gà gáy, chó sủa. Cuối cùng bụng đói, cật rét, sức mệt, anh trèo lên một cây cổ thụ, định tìm một chỗ tạm nghỉ chân. May làm sao, lúc trèo lên đến nhánh chẽ ba, bỗng thấy thấp thoáng bên phía tay trái có ánh đèn. Lòng mừng khấp khởi, anh vội tụt xuống lần về hướng ấy. Chỉ một lát, anh đã đứng trước một ngôi nhà lá nhỏ. Anh hồi hộp gọi cửa, và rất ngạc nhiên thấy cánh cửa mở ngay như có người chờ sẵn. Một cô gái tay cầm một cây đèn sáp bước ra. Dưới ánh đèn, Sĩ trông rõ cô gái mặt mũi xinh xắn, nhưng hai mắt lại mù. Cô đon đả:
- Chào thấy khóa. Thiếp chờ thầy đã lâu. Mời thầy vào trong này.
Nghe mấy lời của chủ nhân, Sĩ không còn hồn vía nào nữa. Làm sao cô gái mù này lại biết mình là học trò và đang chờ mình. Chỉ có yêu tinh ma quỷ đang giương bẫy đón mồi thì mới có thể như vậy. Sĩ rất ngần ngại, nhưng cái bụng và sức khỏe không cho phép anh bước đi đâu được nữa. Anh đánh liều bước vào nhà và chuẩn bị đối phó mọi sự không may sẽ xảy đến. Trong nhà, ngoài cô gái còn có một người bõ già. Sau khi mời Sĩ ngồi, cô gái bảo bõ già mang hỏa lò lại cho khách hơ áo quần. Sĩ vừa cảm thấy khô ráo ấm cúng thì bõ già đã bưng lên một mâm cơn, có cô gái mù đi theo mời mọc:
- Nhà thiếp thanh đạm chẳng có gì. Xin mời thầy khóa cứ thực tình cho.
Sĩ lúc đầu ngờ vực không dám đụng đũa. Nhưng sau cơn đói đã thắng tất cả. Anh cầm lấy bát nếm thử một miếng, thấy không có vẻ gì khác, nên cắm đầu ăn. Bữa cơm quả là thanh đạm, nhưng cơm nóng canh sốt làm anh thấy chưa bao giờ ngon miệng đến thế. �n xong, bõ già đã dọn ổ rơm, trải chiếu cho khách nằm. Sĩ mệt quá, nằm xuống nhưng không dám ngủ, cố ý rình xem ma quỷ còn giở những trò gì. Nhưng chỉ một lúc, anh đã chợp mắt và ngủ thiếp đi.
�ến nửa đêm, Sĩ bỗng giật mình tỉnh dậy. Gió bão thổi tới mỗi lúc một nặng nề. Thỉnh thoảng trời lại gầm lên dữ dội. Anh nghe tiếng cô gái nói:
- Bõ già ơi, gió lại đổi sang phía bắc rồi. Nó rít mạnh quá bõ nhỉ? �ấy kìa cái tổ nhỏ ở cành thứ ba bị đổ mất rồi. Bõ thử ra xem nào.
Sĩ rất lấy làm lạ là sao cô gái mù lại ăn nói như một người hết sức sáng mắt. Anh đang suy nghĩ vẩn vơ thì lại bỗng ngủ thiếp đi.
Không bao lâu, gió càng thổi mạnh như muốn bốc cả nóc nhà. Sĩ lại tỉnh dậy lần nữa. Lần này anh nghe tiếng cô gái nói ở nhà ngoài:
- Bõ già ơi! Gió mạnh thế này thì chắc chúng nó sẽ lạc mất nhiều đấy. Nhưng chẳng sao, MAI KIA CHÚNG NÓ LẠI VỀ ĐỦ. Ở CÁI TỔ THỨ BẢY CÓ NHIỀU CON ĐANG CHỜ MÀ CHƯA VÀO ĐƯỢC!
Liền đó, Sĩ nghe tiếng tơi nón của bõ già lạch xạch tiến ra vườn. Bão vẫn dữ dội. Anh ngồi dậy và tiện chân bước ra cửa. Qua những làn chớp, Sĩ thấy cô gái mù đang đứng dưới một gốc cây có cành lá xòe ra như một cái tán. Ở những cành thấp dưới gốc, ong vàng đậu chi chít, đậu cả lên nón lên áo cô gái. Ong vàng con đậu con bay nhiều vô kể; tiếng vù vù của ong cơ hồ át cả tiếng bão.
Trong khi cô gái và bõ già đang làm việc ở phía ngoài, Sĩ lại trở vào nhà, trong lòng vẫn chưa hết nghi hoặc. Trên án thư ở đầu ổ rơm, ngọn nến vẫn đang cháy dở. Thấy có một quyển sách, Sĩ vội giở ra xem. Hóa ra là một quyển sách nói về đạo Phật. Anh cầm lấy đọc rất mê mải.
Cho đến gần sáng, bão đã bắt đầu tạnh, cô gái và bõ già bước vào nhà. Sĩ gập sách lại, lên tiếng hỏi:
- Tôi bị lạc đường, rất cảm tạ cô và bõ già cho ăn cho nghỉ. Nhưng có một điều tôi lấy làm khó hiểu là tại sao hai người lại sống trơ trọi trong khu rừng này? Sống như vậy lấy gì để nuôi thân? Tại sao cô lại biết tôi sắp đến đây và còn biết tôi đi thi? v.v. Tôi rất mong được giãi tỏ những điều đó trước khi từ giã nơi này.
Cô gái đáp:
- Nhà này vốn là nhà của thầy mẹ thiếp. Thầy thiếp trước có làm quan, vì ghét bọn quan trên nên từ về, tìm đến ở khu rừng này sống bằng nghề nuôi ong. Cách đây ba năm, thầy mẹ thiếp lần lượt chết cả, chỉ còn mình thiếp cùng với bõ già và đàn ong. �àn ong cho mật và sáp, bõ già mang đi chợ đổi lấy gạo. Mắt thiếp tự dưng bị đau rồi hỏng. Tuy mù, linh tính của thiếp lại biết hết mọi chuyện. Tự nhiên thiếp cảm thấy đàn ong bị nạn thì quả nó bị nạn thật. Như hôm qua, thiếp cảm thấy có một chàng thư sinh đi thi lỡ độ đường và đang cần được giúp đỡ. Thiếp vừa thắp đèn lên thì nghe tiếng gõ cửa của thầy khóa. Quyển sách trên bàn đó là của thầy thiếp để lại, thầy khóa cứ đọc đi. Nhưng thầy khóa đi làm gì vội, còn bảy ngày nữa mới bắt đầu thi kia.
Nghe nói, Sĩ lấy làm thương cô gái mù mà cảnh ngộ còn gian nan hơn cảnh ngộ của anh. Anh cầm sách đọc tiếp cho đến sáng. Nhớ tới ngày thi, anh từ giã cô gái và bõ già ra đi. Thấy mời mọc không đắt, cô gái đưa cho anh một nắm cơm và một quan tiền. Sĩ vội trả lại tiền, chỉ nhận nắm cơm và nói:
- Đa tạ cô và bõ già. Sau này nếu được vinh hiển, tôi sẽ không bao giờ quên tấm lòng vàng của cô và bõ.
Chiều hôm sau vào đến kinh đô, Sĩ giật mình khi được tin: vì hoàng đế se mình, nên kỳ thi đã hoãn lại năm ngày nữa đúng như lời cô gái.
Kỳ thi năm ấy, vua ra đầu đề bài văn có nhiều điển tích về đạo Phật. Các bạn của anh ở quê nhà cũng như các sĩ tử bốn phương vì không đọc qua sách Phật, nên bị loại quá nhiều. Có kẻ đã lọt vào trường ba rồi cũng hỏng. Chỉ có Sĩ nhờ vô tình đọc quyển sách giữa cái đêm gió bão ở nhà cô gái mù nên trả lời trôi chảy. Anh đỗ tiến sĩ, được vua ban cho tiền bạc, áo mão, cờ quạt và lính hầu về vinh quy. Trên đường về quê, anh dự định rẽ vào khu rừng có nhà cô gái mù nuôi ong để tạ ơn.
Nhưng khi đoàn vinh quy vừa bước lên đèo, Sĩ đã thoáng thấy một cô gái có cặp mặt đen láy đang đứng đợi ở đỉnh đèo. Hai tay cô mang một rổ hoa; trên áo cô, ong vàng bám lấy chi chít như thêu kim tuyến. Sĩ nhớ lại cái đêm gió bão đứng ở trong nhà nhìn ra, thấy cô gái mù cũng được ong bám vào như thế. �úng là cô gái nuôi ong đây rồi. Nhưng tại sao hai mắt cô lại không mù. Sĩ vội bước xuống cáng, chạy lại đón cô gái. Anh nói ngay:
- Đây là cô gái nuôi ong phải không? Nhưng ai đã hóa phép làm cho mắt nàng sáng lại như cũ? Ôi! Nếu không có quyển sách của thầy nàng để lại thì tôi cũng hỏng như hầu hết các bạn của tôi. Không biết nói làm sao để cảm ơn nàng cho xiết được!
Cô gái đáp:
- Thiếp nhờ có ong chúa hút được nhị hoa thần và nhả nhị vào mắt làm cho mắt mờ lại tỏ. Sáng hôm nay, thiếp cảm thấy quan tân khoa sắp về, nên vội vàng đi đón ở đây.
Cô gái nhìn Sĩ, má đỏ hồng hồng. Sau đó, Sĩ và đoàn tùy tùng kéo nhau đến chiếc nhà nhỏ của cô GÁI. Ở ĐÂY ĐƯỢC MẤY ngày, Sĩ đưa cô gái và bõ già về quê nhà. Chàng xin phép mẹ được kết duyên với cô gái nuôi ong. �ám rước dâu linh đình từ rừng xuất phát, có cờ quạt, chiêng trống quân gia rầm rộ. �ặc biệt là những con ong vàng ngậm mỗi con một bông hoa bay trên đầu bà chúa của chúng, đẹp như một đám mây ngũ sắc.
Bà Chúa Bèo
Cô nhìn cánh đồng làng rộng thẳng cánh cò bay. �ất bạc màu, lúa ốm yếu, xanh một mầu vàng vọt. Cô thương cho lúa và lo cho làng xóm. Năm nay mất mùa thì lại có người chết đói!
Cô ôm mặt khóc. Bỗng bụt hiện ra sáng lòa, hỏi:
- Tại sao con khóc?
Cô bé vừa mếu máo vừa thưa:
- Con khóc vì con thương cây lúa nghẹn đòng.
- Nhưng nước mắt của con có làm cho cây lúa trổ bông, sây hạt được đâu?
Nghe Bụt nói thế, cô bé càng khóc to hơn. Bụt lại hỏi:
- Con có muốn cứu lúa không?
- Dạ, có.
- Muốn cứu lúa, thì con phải đưa cho ta một vật gì con quý nhất.
Cô bé nhìn áo mình thì áo nâu vá, sờ vào túi thì túi nhẵn không, nhòm vào giỏ thì giỏ chỉ có mấy con cua vừa mới bắt được. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc quý, cô vội gỡ ra, rồi hai tay dâng lên Bụt:
- Thưa Bụt, con chỉ có đôi bông tai hoa dâu, mẹ con trước khi chết đã trao lại. Mẹ con dặn rằng: "Bông hoa tai ngọc này là của quý của dòng họ ta đấy".
Nói đến đây, cô bé ngừng lại. Bụt giục nói tiếp. Cô bé nhìn đôi hoa tai lóng lánh:
- Mẹ con còn bảo: "Dòng họ có lời nguyền hễ ai được đeo hoa tai mà làm mất hoặc đem bán đi, thì người đó suốt đời sẽ bị dòng họ xa lánh, hắt hủi, suốt đời sẽ sống một cuộc sống lẻ loi, buồn tủi".
- Con đưa cho ta vật quý, con không sợ bị trừng phạt sao?
Nhìn ruộng lúa nhà mình, nhìn cánh đồng làng, cô bé mạnh dạn thưa:
- �ể cứu lúa, con xin chịu trừng phạt.
Cô bé quỳ xuống, hai tay dâng đôi hoa tai lên cho Bụt. Bụt nâng cô bé dậy, chỉ vào một đám ruộng nước, bảo:
- Con hãy ném đôi hoa tai bằng ngọc quý này xuống ruộng kia!
Cô bé làm ngay theo lời Bụt. Lạ chưa! Bông hoa tai sáng rực lên một mầu xanh rồi chìm xuống nước. Sau đó nổi lên một cây bèo hình hoa dâu, giống hệt hoa tai của cô bé.
Bụt bảo:
- Con hãy nhân cây bèo lên hàng triệu triệu cây mà bón cho lúa. Lúa sẽ xanh, hết nghẹn đòng, sây hạt, nặng bông. Con xuống ruộng, đụng vào cây bèo đi! Khi nào con làm cho cánh đồng làng này xanh tốt, dòng họ sẽ rút lời nguyền cho con.
Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé xuống ruộng, đụng vào cây bèo xanh mượt. Hễ đụng vào một cây hóa thành hai, đụng vào hai cây, hóa thành bốn, đụng vào bốn cây, hóa thành tám. Thoạt đầu, cô lấy một ngón tay đụng vào bèo, dần dần lấy cả năm ngón tay rồi cả bàn tay mà nhân bèo. Cô mải mê làm đến chiều tối, bèo đã xanh kín cả ruộng. Hôm sau, cô lại đem một ít bèo sang ruộng bên cạnh, và cứ thế nhân lên.
Ruộng nào có bèo hoa dâu, thì lúa xanh tốt, mập khỏe hẳn lên. Dân làng thấy thế, ai cũng mừng rỡ và cùng cô bé ra sức nhân bèo. Chẳng bao lâu, cả cánh đồng mênh mông được phủ một lớp bèo hoa dâu xanh mượt.
Mùa năm ấy, lúa chín vàng trĩu hạt. Dân làng chung quanh thấy bón bèo hoa dâu lúa tốt, đến mua giống. Bèo hoa dâu dần dần lan rộng ra nhiều làng, nhiều huyện.
Một hôm, bố nhìn hai tai cô bé, hỏi:
- Đôi hoa tai ngọc của con đâu rồi?
Cô bé cúi đầu, ngập ngừng, rồi kể hết cho bố nghe câu chuyện cô ngồi khóc thương lúa và gặp Bụt.
Bố cảm động, ôm con vào lòng, nói:
- Bụt nói đúng. Dòng họ, dân làng nhờ con mà được ấm no, dòng họ sẽ bỏ lời nguyền, và thương con, yêu con mãi mãi. Ngày nay, không phải chỉ có một đôi hoa tai làm đẹp cho một người mà có hàng triệu triệu hoa tai làm cho mọi người ấm no.
Người ta kể lại rằng: sau khi cô chết, để tỏ lòng nhớ ơn cô, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình lập đền thờ và gọi cô là: "Bà Chúa Bèo".
Ba tặng phẩm
Nhà thông thái nói với cô:
- Con hãy đưa cho mỗi chàng một đồng tiền vàng, rồi bảo họ, mỗi người hãy mua cho con một thứ tặng phẩm. Sau đó, con sẽ chọn một người nào mang thứ tặng phẩm mà con thích nhất.
Sau khi ba chàng nhận mỗi người một đồng tiền vàng ở cô gái, họ lên đường.
Một chàng sang Trung Quốc mua một chiếc gương thần hễ soi vào thì có thể nhìn rõ mọi điều muốn thấy dù cách xa đến mấy. Chàng sung sướng nghĩ rằng: "Có gương này, ta sẽ nhìn thấy nàng Ma-nơ-giê-lia bất kỳ lúc nào, nàng cũng sẽ nhìn thấy ta nhất định nàng sẽ thích tác phẩm này."
Một chàng sang Mông Cổ mua một con ngựa phi nhanh như gió, chỉ một lát nó có thể phóng tới nơi xa nhất. Ma-nơ-giê-lia nhất định sẽ thích tặng phẩm này, chỉ cần lênh lưng ngựa là nó sẽ đưa nàng ngay tới bất kỳ nới nào nàng muốn.
Còn chàng thứ ba đến Triều Tiên. Chàng đi khắp mọi nơi mà chưa thấy vật nào ưng ý. Song cuối cùng chàng mua được một quả táo đỏ ửng, kỳ diệu. Chàng nghĩ rằng nếu Ma-nơ-giê-lia bị ốm, khi ăn quả táo này, nàng sẽ khỏi bệnh.
Đúng ngày ước định, ba chàng gặp nhau ở một nơi đã hẹn. Vì đã ba tháng xa quê hương, xa Ma-nơ-giê-lia nên họ rất nhớ nàng. Họ soi vào gương thần và hy vọng thấy người yêu. Song kinh hãi thay, họ thấy trong gương nàng Ma-nơ-giê-lia gầy gò, ốm yếu, đang hấp hối. Cả ba chàng nhảy lên lưng ngựa về với Ma-nơ-giê-lia và chỉ một lát họ đã đến nơi.
Họ bước vào phòng và thấy Ma-nơ-giê-lia sắp chết. Chàng thứ ba vội lấy quả táo đưa ngay cho nàng ăn và điều kỳ diệu đã xảy ra, Ma-nơ-giê-lia trở nên hồng hào và xinh đẹp hơn.
Sau khi khỏi bệnh, nghe ba chàng kể về tặng phẩm của mình, Ma-nơ-giê-lia sau khi cân nhắc kỹ lưỡng cô nói:
- Chính nhờ tặng phẩm của cả ba, nên em mới được cứu sống. Mặc dầu vậy, em quyết định lấy chàng trai đã tặng em quả táo. Vì khi mua tặng phẩm cả hai anh kia đều nghĩ về mình. Còn mỗi anh là chỉ nghĩ về em. Em cho rằng sẽ công bằng nếu em chọn anh làm chồng.
Thế là Ma-nơ-giê-lia đã lấy chàng trai tặng cô quả táo.
(Truyện cổ tích Triều Tiên)
Ba giỏ khoai lang
Gấu thích quá, liền nói: "Cám ơn bác". Rồi xách giỏ chạy theo Thỏ và Khỉ.
Về tới nhà, chúng mới sực nghĩ tới lời bác Dê dặn: làm thế nào đây?
Gấu nghĩ: "Sang năm nghĩa là còn sớm chán. ăn đã rồi sẽ tính". Thế là nó ăn luôn một lúc, hết nửa giỏ khoai.
Thỏ nghĩ: "Dê yếu rồi, sợ gì ông ta, sang năm hãy tính"
Còn Khỉ thì sao?. Nó chọn ra mấy củ khoai to cất đi...
Ngày hôm sau, Gấu gặp Khỉ, hỏi:
- Anh đã ăn hết khoai chưa?
- Ăn một ít, còn giữ lại cũng không ít.
- Gĩư lại để làm gì?. Để cho Chuột ăn à?
- Không! �ể trồng mà. Sang năm vào mùa Xuân thì đem trồng, đến mùa Thu thì sẽ thu hoạch. Sẽ có bao nhiêu là khoai để đem trả bác Dê, còn lại thì để ăn.
Nghe Khỉ nói. Gấu hiểu ra: Khỉ làm như thế là đúng. May quá là mình hãy còn lại ba củ, phải giữ lại để làm giống mới được.
Mấy ngày sau, Gấu lại lôi khoai ra xem. Gấu thèm rỏ dãi, nghĩ: "Làm giống thì cần gì tới ba củ?. Hai cũng được". Nghĩ tới đó, nó há to mồm ăn luôn một củ.
Mùa đông tới, gió vù vù thổi, bụng Gấu cũng sôi réo lên. "Kiếm cái gì nhét đầy vào cái dạ dày đây?". Nó lại nghĩ tới khoai: "�ể giống cần gì tới hai củ? Một không đủ hay sao?". Thế là nó lại ăn một củ.
Mùa Xuân tới rồi. Gấu tỉnh giấc, nhìn thấy Ong đang hút nhuỵ hoa, chim Yến đang xây tổ, Khỉ con đang cày ruộng. Nó nghĩ tới củ khoai để giống, bèn đào một cái hố trước cửa nhà, đem củ khoai vùi vào đó.
Mấy ngày sau, chẳng thấy động tĩnh gì, Gấu bới đất lên xem, củ khoai vẫn đang ngủ ở đó. Nhìn củ khoai, Gấu nghĩ: "Củ khoai đẹp như thế mà phải vùi vào đất, phí quá! Chuột mà biết sẽ lấy trộm. Chuột không lấy trộm đi thì cho dù khoai có mọc mầm, côn trùng cũng gặm chết nó. Côn trùng nếu không gặm thì mưa to cũng dìm ngập. Nếu không ngập mà chết, khoai lớn lên thì Chuột này, Chó con này, Hươu này... cũng lại đào... Hay là bây giờ đặt nó vào dạ dày là chắc nhất". Nghĩ tới đó, Gấu liền xơi ngay củ khoai.
Mùa Thu tới, Gấu mang cái gì để trả cho bác Dê? Trong cái giỏ của nó, trừ mạng nhện ra, chẳng có cái gì.
Gấu đi tìm Thỏ con, Thỏ con mang giỏ lại. Ôi, chả có lấy một củ.
Cả hai đi tới nhà Khỉ. Vừa vào nhà đã thấy khoai mới dỡ chất đầy nhà.
Khỉ thấy các bạn tới, vui quá. Nó mời Thỏ và Gấu ăn khoai thoả thích lại còn cho đầy khoai vào hai thúng lớn tặng chúng.
Khỉ, Gấu, Thỏ mang ba giỏ khoai đầy đi gặp bác Dê
Bác Dê cười vang:
- Các cháu ngoan! Các cháu đã ngoan lắm! Bác đâu cần các cháu trả lại bác. Bác muốn xem ai biết suy nghĩ, ai biết lao động. Thôi, bác cám ơn, nhưng các cháu mang khoai về đi nhé!. Cả ba cháu đều là những đứa trẻ ngoan.
Gấu, Thỏ nghe thế, mặt đỏ tía lên.
(Truyện cổ tích - tập 4. NXB Văn hoá Thông tin)
Ba cành Mimoza
- Đây là của bố tặng mẹ đấy!- Mẹ nói, bởi vì hôm nay là ngày 8- 3 mà
�úng, hôm nay là ngày 8- 3, nó quên mất điều đó. Hôm qua nhớ, thậm chí hồi đêm vẫn còn nhớ, thế mà bây giờ lại quên béng. Nó chạy vào phòng mình, mở cặp ra và lấy một tấm bưu ảnh. Trên bưu ảnh của nó có dòng chữ: "Mẹ kính yêu, xin kính chúc Mẹ nhân ngày 8-3. Con hứa là luôn vâng lời". Nó trao cho mẹ tấm bưu ảnh và đứng bên cạnh chờ đợi. Mẹ đọc trong vòng vài giây. Chẳng hay tí nào khi người lớn đọc nhanh như thế!
Khi Vichia định đi thì mẹ nó gọi lại:
- Cầm lấy mấy cành Mimoza mà tặng Lêna Pôpôva.
Pôpôva là bạn ngồi cạnh Vichia
- Để làm gì ạ?. Nó làu bàu hỏi
- Sao lại để làm gì? Hôm nay là ngày 8-3, mẹ nghĩ các bạn trai lớp con cũng sẽ tặng các bạn gái thứ gì đó chứ?
Mẹ đưa cho Vichia ba cành Mimoza, nó cũng không từ chối.
Dọc đường, nó có cảm giác tất cả mọi người đang nhìn nó. Vừa tới cổng trường nó đã gặp Lêna. Nó chìa hoa ra và nói:
- Tặng bạn!
- Tặng mình à? Ôi đẹp quá! Cảm ơn cậu
Lêna còn muốn cảm ơn nhiều nữa, nhưng Vichia đã chạy đi.
Sau tiết học đầu tiên mới rõ rằng, chẳng có ai trong đám con trai của lớp tặng các bạn gái thứ gì cả. Không có một ai. Chỉ trước mặt Lêna là có những cành hoa Mimoza xinh xắn
- Em có hoa ở đâu ra vậy?- Cô giáo hỏi
- Bạn Vichia tặng em ạ- Lêna trả lời
Cả lớp lập tức phì cười và nhìn Vichia, còn Vichia thì cúi gằm mặt xuống
- Ra vậy- Cô giáo nói- Em lấy giẻ ướt hoặc giấy bọc lại đi kẻo hoa héo hết.
Giờ nghỉ tiếp theo, Vichia làm như không có gì xảy ra, mạnh dạn tiến về phía các bạn trai, mặc dù nó đã cảm thấy có gì không ổn. Bỗng cả lũ hét lên:
- Cô dâu chú rể đội rế lên đầu! Vichia chơi với bọn con gái! Vichia chơi với bọn con gái!
Cả lũ cười và chỉ trỏ Vichia. Các anh lớp trên đi ngang qua hỏi: Vichia là chú rể của ai? Rồi cười....
Vichia bặm môi cố gắng ngồi đến cuối buổi học. Tiếng chuông hết giờ vang lên. Nó chạy như bay về nhà để trút nỗi bực tức xấu hổ của mình. Nó đập cửa rầm rầm, khi mẹ nó mở cửa, nó hét lên:
- Tại mẹ đấy! Tại mẹ đấy! Tất cả chỉ vì mẹ! Nó sắp khóc chạy vào phòng vứt những cành Mimoza xuống đất, tức tưởi nói "Tôi căm thù những cành hoa này!"
Nó lấy chân giẫm lên, những cành hoa vàng mỏng mảnh nát dưới đế giày của nó
- �ây là hoa của bố tặng mẹ mà- Mẹ nó nói
Còn Lêna mang hoa về nhà. Nó trân trọng giữ hoa ở phía trước và nó cảm thấy dường như trong những cành hoa này có những tia nắng mặt trời. Những cành hoa này rất đẹp, đặc biệt đây chính là những cành Mimoza đầu tiên trong đời Lêna.
(Hồ Hải Dương- lớp 5 trường Phổ thông thuộc Sứ quán LB Nga tại Việt Nam- dịch)
Tuesday, May 20, 2008
Ai khoẻ?
Hà mã và Voi xem thường Rùa ra mặt, bảo Rùa vừa bé nhỏ, vừa ngu đần mà còn dám tranh luận thì thật chẳng biết lượng sức mình! Rùa tức quá, thách thi với Hà mã và Voi xem ai khoẻ? Hà mã và Voi bảo rằng muốn thi thế nào cũng được.
Rùa bò đi lấy một cuộn dây, cắt ra một đoạn ngắn, buộc vào giữa đoạn dây dài, nói:
- Có ba đầu dây. Chúng ta hãy nắm lấy một đầu mà kéo. Ai không bị hai người kia kéo về phía mình thì kẻ đó khoẻ nhất!
Hà mã và Voi đồng ý ngay, mỗi người nắm lấy một đầu dây, quấn quanh cổ mà ra sức kéo. Rùa thì đem đầu dây của mình quấn quanh một thân cây, vừa hò, vừa hét, giả bộ như cũng cố sức mà kéo.
Hà mã và Voi cố sức kéo tới nửa ngày, cổ trầy cả da ra, sức cạn kiệt tới mức ngã quỵ xuống, không dậy nổi.
Còn Rùa thì chạy tới bên chúng vẫn khỏe như lúc đầu, bảo:
- Thế nào? Cuối cùng thì ai khoẻ nhất đây?
- Anh là người khoẻ nhất rồi! Anh thắng cuộc thi này rồi!
Hà mã và Voi đều hổn hển nói thế, mặt đỏ lựng lên!.
(theo Truyện cổ tích thế giới- tập 3, NXB Văn hoá Thông tin)
Ai biết ăn dè?
Thỏ ăn mỗi ngày một hạt, được 10 ngày.
Nhím ăn mỗi ngày nửa hạt, được 20 hôm.
Sóc tuy nhỏ thế mà chỉ trong bốn ngày đã chén sạch. Phải đứng hạng bét là cái chắc.
Ban giám khảo đợi Nhím ăn xong nửa hạt đậu cuối cùng mới vui vẻ mời bác Khướu có giọng hót vang xa thông báo:
- Vô địch ăn dè là ... Nh..íi...m!
Tất cả đều hoan hô Nhím
Đúng lúc ấy, Sóc bước ra nói:
- Thưa Ban giám khảo, cháu còn hai hạt đậu nữa chưa ăn.
Bác Khướu hỏi:
- Hai hạt đậu ấy đâu?
Sóc thưa:
- Xin Ban giám khảo đi cùng cháu.
Nói rồi, Sóc dẫn cả bầy đàn đông đảo tới vạt đất nhỏ, ngoài bìa rừng và đứng lại. Bác Khướu thấy Sóc không đưa hai hạt đậu ra, mới giục:
- Hai hạt đậu của cháu đâu?
Sóc liền trỏ vào hai cây đậu nhỏ đã có lá, có ngọn, đáp:
- Thưa bác, đây ạ.! Cháu đã trồng đúng 20 hôm.
Tất cả bấy giờ mới à lên, trầm trồ:
- Giỏi quá! Sóc mới là nhất!
Với hai cây đậu ấy, Sóc sẽ có hàng trăm hạt đậu nữa...
(Chuyện kể của Phong Thu- báo Phụ nữ Việt Nam tháng 1/ 2002)
Ngưu lang Chức nữ
Cũng ngày ấy, ở cõi trần có một chàng trai làm ăn chăm chỉ nhưng sống một thân một mình. Một hôm anh lên rừng đốn củi, không ngờ quá chân lạc bước đi mãi vào khu rừng sâu. Trong khi tìm lối ra, anh bỗng đi qua cái giếng tiên, lúc ấy có ba nàng tiên đang bơi lội cười đùa trong làn nước. Anh chàng lặng lẽ đứng nhìn mê mẩn quên cả về. Thấy có ba bộ cánh trắng toát để lại trên bờ cỏ xanh, anh tính chuyện rình bắt một cô theo mình. Nghĩ vậy anh rón rén bò lại lấy trộm một bộ, rồi nấp vào một gốc cây.
Sau khi tắm xong, ba nàng tiên thong thả lội lên bờ. Hai nàng được cánh của mình bay vụt lên trời, còn một nàng mất cánh ngơ ngác tìm tòi khắp nơi. Thấy vậy, anh chàng từ chỗ nấp bước ra. Nàng tiên cầu khẩn:
- Hỡi chàng trai lạ! Chàng hãy vui lòng trả cánh cho ta để ta về!
- Không được! - Chàng trẻ tuổi tươi cười trả lời - Bộ cánh này đã lọt vào tay ta thì đừng có hòng lấy lại. Nàng hãy theo ta về nhà làm vợ. Ta sẽ làm cho nàng sung sướng!
Mặc dầu nàng tiên van khóc hết lời, chàng trai quyết định không chịu trả. Trời đã xế chiều, anh chàng làm bộ cương quyết ra về. Túng thế nàng tiên đành phải lẽo đẽo đi theo. Về tới nhà, trước tiên anh bí mật giấu kỹ bộ cánh rồi ra soạn sửa cơm nước, áo quần, chăn chiếu cho nàng tiên dùng. Từ đó nàng tiên trở thành vợ anh.
Lấy nhau không được bao lâu, vợ chàng sinh một đứa con trai. Thấm thoắt đứa con đã lên ba tuổi. Chồng sung sướng nhìn con bập bẹ tập nói, còn vợ thì đã thưa nhắc đến chuyện đòi lại bộ cánh để trở về trời.
Một hôm, anh chàng có việc phải đi xa và đi lâu. Trước khi lên đường, anh dặn vợ:
- Mẹ con nàng ở nhà, có ăn thì ăn đụn lúa vang, rồi sang đụn lúa ré, chớ ăn đụn lúa rẹ, có tổ ong vò vẽ, đốt cả mẹ liền con.
Nhưng vợ ở nhà không làm theo đúng lời dặn của chồng. Sau khi ăn hết đụng lúa vang, nàng liền chuyển sang ăn đụn lúa rẹ. Không thấy có tổ ong vò vẽ nào đốt cả, nàng tiên bèn sinh mối ngờ vực. Lời dặn của chồng, nếu trước đấy là một lời dậm dọa, thì lúc này đã trở thành một câu mách ngầm. Quả nhiên, sau một hồi tìm tòi, nàng tiên đã tìm thấy bộ cánh cũ của mình giấu kín dưới cót thóc mà chồng dặn phải kiêng không đụng đến.
�ược cánh, nàng tiên nóng lòng về thăm bố mẹ, chị em đã từ lâu xa cách. Nhưng khi lắp cánh vào thì thấy ngường ngượng. �ã lâu lắm không bay, nàng cảm thấy nặng nề khi cất cánh. Từ đó, hàng ngày nàng phải giở cánh ra tập luyện. Mỗi lần mẹ bay la bay bổng, đứa con trai ngây thơ cười như nắc nẻ.
Thấy con cười, mẹ mắng:
- Cười sằng sặc có khi rặc cổ, cười ha hả có khi rã xương!
Chẳng bao lâu thói quen đã trở lại. Nhưng vì thương con, nàng tiên vẫn nấn ná chưa chịu về trời.
Lật bật đã sắp đến ngày về của chồng. Nàng quyết định phải ra đi. Một buổi chiều, nàng tiên làm một mẻ rất nhiều bánh. Sáng hôm sau, mẹ đưa con vào buồng, dặn: - "Con ở nhà hễ khi nào đói thì vào buồng lấy bánh mà ăn đừng có đòi mẹ nhé!". Rồi mẹ gài lên áo con một chiếc lược và dặn:
- Con nhớ giữ lấy lược cho cha nghe!
Dặn đoạn, nàng tiên vỗ cánh bay bổng lên không trung.
*
* *
Người chồng trở về thấy mất vợ, lại thấy lược vợ cài vào áo con thì đoán ra nông nỗi: con chim trời đã về tổ cũ. Từ đấy cha con cui cút, lòng anh buồn rười rượi; thằng bé vắng mẹ kêu khóc đêm ngày. Một hôm, chàng lại bế con tìm lên giếng tiên. Chàng vẫn nhớ con đường đi ngày nọ xuyên qua mấy khu rừng sâu. Nhưng lần này cây cỏ rậm rì che kín hết lối. Chàng tìm mãi hết ngày này sang ngày khác. Cuối cùng chàng cũng lần tìm ra chốn cũ. Lập tức chàng đưa con đến nấp bên bờ giếng tiên, hy vọng sẽ được gặp lại vợ ở đây. Chờ mãi đến trưa hôm sau, cha con mới thấy một bà già từ trên trời xách thùng xuống múc nước. Từ chỗ nấp bước ra, chàng trai nắm lấy thùng cầu khẩn:
- Hỡi bà tiên! Bà hãy thương tôi giúp cho tôi một việc.
- Việc gì? - Bà tiên hỏi.
- Tôi là chồng nàng tiên ba năm trước đây xuống tắm chốn này. Nàng đã là vợ tôi và là mẹ của thằng bé này. Thế mà nàng đột ngột bỏ về trời không một lời để lại. Vậy bà làm ơn giúp cha con chúng tôi, nhắn tin cho vợ tôi xuống đây gặp chồng gặp con một tý. �ây là chiếc lược của vợ tôi để lại làm dấu tích, bà cứ cầm về, vợ tôi khắc biết ngay.
- Ta biết rồi. Nàng tiên đó là ả Chức. Ả Chức hằng ngày dệt vải nhưng vẫn nhớ chồng nhớ con. �ược, ta hứa sẽ đưa giúp.
Hai cha con lại cất công ngồi chờ cho đến tận chiều hôm sau mới thấy có hai người từ trên trời xuống. Họ có đem theo mọi thứ dây túi để đưa cha con lên trời. Họ dặn cha con phải nhắm mắt và phải giữ hết sức im lặng. Vào khoảng canh khuya, hai cha con đã bước vào cõi trời, và khi có lệnh "mở mắt", họ đã yên vị trong nhà ả Chức. Vợ chồng, mẹ con gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
Nhưng chỉ được hai ngày sau, hai cha con lại phải rời "thượng giới". Lệnh cấm của Ngọc Hoàng rất nghiêm. Bất cứ người trần nào dám cư trú ở cõi trời đều bị coi như kẻ địch. Người nào chứa chấp cũng bị tội nặng cả. Ả Chức tuy thương chồng con vô hạn, nhưng không thể xuống sống ở cõi trần. �ành phải chia tay.
Ngày hôm đó, vợ gạt nước mắt trao cho hai cha con một cái trống, một mo cơm, và dặn: - "Hễ chân chạm đất thì cứ đánh ba tiếng trống để trên này biết mà cắt dây".
Hai cha con xuống được nửa đường thì trời đã trưa. Thấy thằng bé khóc đói, anh chàng bèn dừng lại giở mo cơm đặt lên mặt trống cho con ăn. Thằng bé bốc cơm ăn làm vương vãi trên mặt trống. Một đàn quạ thấy vậy bèn sà xuống mổ lấy mổ ĐỂ. Ở TRÊN KIA, Ả Chức nghe có tiếng trống tưởng là cha con đã xuống đến đất, bèn cứ việc cắt dây. Dây đứt, cha con rơi xuống biển cả. Thấy việc không ngờ lại xảy ra như thế, đàn quạ biết là lỗi tự mình, bèn bay lên trời kêu váng cả lên. Thế là việc phạm lệnh cấm của nhà ả Chức lọt đến tai Ngọc Hoàng.
Sau khi biết rõ tình cảnh của họ, Ngọc Hoàng lấy làm thương hại, bèn hạ lệnh cho cha con lên trời, giao cho chàng công việc chăn trâu. Sau này người ta gọi anh là chàng Ngưu, hay chàng Ngâu. Hàng ngày chàng Ngưu thả trâu của nhà trời ăn cỏ nhưng chỉ được phép thả trâu và cư trú bên kia bờ sông Ngân. Bên này bờ, ả Chức vẫn ngày ngày dệt vải. Mỗi năm Ngọc Hoàng chỉ cho hai vợ chồng gặp nhau một lần vào ngày mùng bảy tháng Bảy. �àn quạ có lỗi thì ngày hôm ấy phải đội đá bắc cầu cho hai vợ chồng qua lại.
Từ đấy, cứ đến ngày mùng bảy tháng Bảy, trời thường rỉ rả mưa phùn, người ta gọi là mưa Ngâu, cho rằng đó là những giọt nước mắt của vợ chồng được gặp gỡ trong một ngày, rồi lại ly biệt cho đến năm sau. Giống nòi quạ cho đến nay vào ngày ấy thường bị sói đầu, người ta cho là vì phải làm phận sự đội đá bắc cầu nên mới như thế
"Á" và "Ố"
Đến một lần, tên phú ông lại thuê một người làm trong một tháng và hứa sẽ trả công đầy đủ. Tới cuối tháng, hắn nói với anh người làm đó:
- Anh vào thành mang về cho ta hai thứ: một là "Á", và thứ kia là "Ố". Nếu không mang về được thì không những anh không nhận được công xá gì cả mà ta còn tặng cho anh 100 roi.
Anh làm công nghe thế không hề tỏ ra hoang mang, lo sợ. Anh giả vờ như đi vào thành, rồi mang về cho phú ông một cái bình đựng đầy rắn và rết.
- Tôi mang về cho ông "Á" và "Ố" đây! Ông thò tay vào mà lấy đi!
Anh làm công chỉ vào chiếc bình và bảo với tên phú ông như thế.
Phú ông nhìn chiếc bình, lạ lùng hồi lâu, rồi cũng thò tay vào miệng chiếc bình, định khoắng tìm thử. Lập tức, những con rết ở trong bình liền cắn vào tay tên phú ông. Hắn đau quá, kêu lên hoảng hốt:
- Á!...
Anh làm công cười ầm lên và nói:
- Bây giờ thì ông thò tay tiếp vào bình đi, sẽ lấy ra được "Ố" đấy!
Tên phú ông chẳng dám thử thêm một lần nào nữa, vội vàng đi lấy tiền trả công cho anh người làm thông minh.
Tại sao loài hươu tránh gặp người?
- Ôi những cái móc thật là tuyệt! - Người thợ săn reo lên - Ta sẽ treo mọi thứ lên đó rồi nghỉ một lát.
Người thợ săn treo lên sừng hươu cái nồi, chiếc ba bô nặng trĩu và khẩu súng săn, rồi nằm dài trên mặt đất ngủ thiếp đi.
Hươu ta muốn bỏ chạy nhưng không sao ngóc đầu lên được vì những thứ treo lủng lẳng trên sừng.
Cuối cùng thì người thợ săn cũng thức dậy, cầm lấy mọi thứ rồi tiếp tục lên đường.
Được giải phóng, hươu ta liền chạy một mạch về gặp các bạn và kể cho họ nghe đầu đuôi câu chuyện xảy ra với mình.
Từ đó, hễ thấy bóng người từ đằng xa là hươu liền bỏ chạy. Nếu thấy vậy, đừng nghĩ rằng chúng sợ. Không, chẳng qua là chúng sợ bị nhầm là chiếc mắc áo đấy thôi!
Thằng Bờm
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi....Bờm cười!
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt
Giục buồng chuối
Thơm lừng
Trứng cuốc
Giục hạt đậu
Nảy mầm
Giục bông lúa
Uốn câu
Giục con trâu
Ra đồng
Giục đàn sao
Trên trời
Chạy trốn.
Gọi ông trời
Nhô lên
Rửa mặt
Ơi bốn bề
Bát ngát
Tiếng gà
ò ... ó... o...
ò ... ó... o...
Nói với em
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích rích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
Xe cứu hỏa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
Ai gọi chữa cháy
"Có... ngay! Có... ngay!"
Mẹ
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Thương ông
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Thấy ông quá khó
Mặt ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
"Ông vịn vai cháu
cháu đỡ ông lên"
Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
"Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khoẻ
Vì nó thương ông"