Đeo vòng làm bằng hạt hổ phách Baltic là một cách thức truyền thống
trong nhiều thế kỷ nay tại Châu Âu, đặc biệt là các dân tộc sống ở vùng
ven biển Baltic, nhằm giúp các bé giảm đau, sốt và các triệu chứng khó
chịu khác khi mọc răng. Trong những năm gần đây, với xu thế ưa chuộng
các sản phẩm tự nhiên thay thế cho các loại thuốc sử dụng hoạt chất hoá
học, cách thức này đã được du nhập và phổ biến cả ở Hoa Kỳ và các nước
khác ở Châu Mỹ.
Hổ phách là gì?
Hổ
phách là nhựa thông thời tiền sử được hóa thạch trong quá trình khoảng
5 triệu năm, thường có màu vàng sáng (còn được gọi là màu nắng). Đây
là một loại đá quý có nhiều màu sắc khác nhau như da cam, đỏ (còn gọi
là màu mật ong), nâu (còn gọi là màu cônhắc), đen, hiếm khi còn thấy có
màu trắng.
Hổ phách chủ yếu được tìm thấy chủ yếu ở nơi
có nhiều thực vật Họ Lá kim, đó là vùng Biển Baltic. Đặc biệt là có một
mỏ hổ phách rất lớn được phát hiện ở Kaliningrad trong những năm gần
đây. Ngoài ra, hổ phách cũng có ở một số nơi khác trên thế giới, nhưng
trữ lượng không đáng kể.
Tác dụng của hổ phách tự nhiên
Từ
xa xưa, ở vùng bờ biển Baltic, người ta đã dùng vòng hổ phách như một
phương tiện giảm đau, hồi phục sức khoẻ và kích thích hệ miễn dịch. Tác
dụng giảm đau và chống viêm đã làm cho hổ phách trở thành một sản phẩm
vi lượng đồng căn tự nhiên lý tưởng để trị bệnh cho con người, đặc
biệt là trẻ em. Nhiều nguồn tài liệu cho rằng hổ phách là đá quý đầu
tiên được con người sử dụng vừa làm đồ trang sức vừa chữa bệnh. Đã có
nhiều huyền thoại thần bí và kỳ diệu về công dụng của loại đá quý này.
Tuy
nhiên, những tính năng quý báu của hổ phách đã dần dần được khoa học
làm sáng tỏ. Đầu tiên, Robert Cohom, nhà bác học tiên phong ngành vi
trùng học hiện đại (giải Nobel năm 1886) đã phân tích được một loại
hoạt chất trong hổ phách Baltic và chứng minh được các tác dụng tích
cực của hoạt chất này lên cơ thể con người như củng cố sức khoẻ, cải
thiện hệ miễn dịch, kích hoạt các quá trình năng lượng, cân bằng acid.
Tới khoảng những 1930 và 1940, các chuyên gia hoá sinh học đã tiếp tục
phát hiện được rằng hoạt chất nói trên chính là
acid succinic (dân gian gọi là
axit hổ phách, hoặc
dầu hổ phách),
là một loại acid amin tự nhiên có tác dụng kích hoạt sự hô hấp của tế
bào, cải thiện quá trình chuyển hoá các chất bột đường, chất béo và chất
đạm thành năng lượng. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu tiếp tục sau này
đã chứng minh nhiều ưu điểm nữa của hổ phách như có tính kháng khuẩn,
làm giảm độ axit trong cơ thể, ảnh hưởng tích cực lên tuyến giáp, lá
lách, tim, giảm khả năng ung thư do hút thuốc, giảm viêm họng, đau đầu,
đau mắt, tạo sảng khoái, giảm tác động của thay đổi thời tiết, bão từ,
ngăn ngừa tác dụng xấu của các thiết bị điện tử như máy tính, tivi,
điện thoại di động, lò vi sóng, v.v., cải thiện sức khoẻ con người hiện
đại vốn đang bị suy yếu do cuộc sống căng thẳng và các điều kiện sinh
thái bất lợi. Acid succinic ngày nay đã được bào chế dưới dạng thuốc và
được lưu hành trên thị trường các nước Phương Tây.
Riêng
đối với trẻ em đang trong thời kỳ mọc răng, tác dụng của hổ phách được
biểu hiện khá rõ ràng và cụ thể trong việc làm giảm các triệu chứng như
sưng lợi, đau, nôn trớ, tiết nhiều rãi, sốt và các cảm giác khó chịu
khác, giúp bé chịu đựng quá trình mọc răng một cách nhẹ nhàng mà không
phải dùng đến các loại thuốc giảm đau giảm sốt vốn có nhiều tác dụng
phụ không mong muốn.
Ngay sau khi đeo vào cổ bé, một lượng nhỏ chất này bắt đầu được thấm qua da vào cơ thể của bé và tạo ra các tác động nói trên.
Độ an toàn của vòng hổ phách cho trẻ em
Vòng
trẻ em được làm bằng hổ phách thiên nhiên từ vùng bờ biển Baltic. Để
sử dụng riêng cho trẻ em, người ta sản xuất loại vòng đeo cổ được kết
bằng các hạt hổ phách tròn và được mài nhẵn mịn, thuận tiện và an toàn
khi tiếp xúc với làn da mỏng manh của các bé, đồng thời cũng tạo diện
tích tiếp xúc lớn nhất với da bé để dầu hổ phách dễ thẩm thấu qua. Khác
với các loại vòng trang sức thông thường cho người lớn, vòng hổ phách
cho trẻ em được kết theo một cách thức đặc biệt để đảm bảo an toàn cho
bé. Dây để kết vòng là loại chỉ làm từ tơ tằm, rất dai và chắc chắn.
Không những thế, trước và sau mỗi hạt hổ phách đều có nút thắt để trong
trường hợp chẳng may vòng bị đứt thì chỉ có 1 hạt bị rơi ra, còn các
hạt khác vẫn được giữ chặt trong vòng. Một điểm khác nữa so với các
loại vòng thông thường, móc khoá của vòng hổ phách không phải được làm
bằng kim loại mà là một cơ cấu gồm một hạt hổ phách, bên trong có gắn
với một ốc xoáy bằng chất dẻo. Loại khoá này đã được thử nghiệm trong
phòng thí nghiệm để đảm bảo chịu được lực kéo mạnh mà không đứt.
Cách sử dụng vòng hổ phách
Vòng
hổ phách được đeo vào cổ như những vòng cổ bình thường. Trẻ em từ 3
tháng trở lên có thể đeo vòng hổ phách, đặc biệt là trong giai đoạn mọc
răng. Nếu cho bé đeo từ sớm, bé sẽ dễ quen với vòng và sẽ không giật
hoặc nhai vòng.
Bé đeo vòng hổ phách trông giống như mang
một đồ trang sức thời trang. Vòng hổ phách rất bền. Nếu được chăm sóc
đúng cách, vòng có thể dùng trong suốt thời kỳ mọc răng, thậm chí khi
một bé mọc răng xong, vòng có thể dùng tiếp cho bé sau.
Qua
thực tế sử dụng với mục đích sức khoẻ, trong số các màu của hổ phách,
màu nắng được ưa chuộng hơn cả do loại hổ phách màu này tỏ ra có tác
dụng chữa bệnh nhanh hơn so với các màu còn lại. Tuy nhiên, khi tính
thêm cả mục đích trang sức, thì tuỳ vào các gu thẩm mỹ khác nhau,
người ta cũng ưa chuộng cả các màu khác.
Hãy lưu ý rằng bé
chỉ được mang vòng khi có người lớn trông nom, tránh cho bé nhai vòng
hoặc giật vòng ra để chơi. Nên tháo vòng ra khi bé ngủ. Nếu dùng lâu
năm, lõi chỉ tơ có thể bị sờn, cần thay lõi khác và kết lại vòng.
Cách bảo quản vòng hổ phách
Hổ
phách có nguồn gốc là chất liệu hữu cơ thiên nhiên có tính chất mềm,
xốp, giòn hơn so với các loại đá vô cơ, nên cần được giữ gìn cẩn thận,
tránh va đập mạnh (hạt có thể bị nứt hoặc vỡ dưới lực nén mạnh), tránh
cọ sát với các vật cứng, tránh tiếp xúc trực tiếp với các đồ trang điểm
như kem, phấn, nước hoa, sơn móng tay, v.v.
Không cọ rửa
vòng bằng xà phòng cũng như các chất tẩy rửa có phụ gia acid, kiềm, và
ammoniac (tuy một số đồ trang sức có thể dùng các chất này). Hổ phách
có nguồn gốc từ biển nhưng lại không ưa nước. Nó có thể xỉn màu qua
thời gian. Khi đó chỉ nên dùng bột đánh răng, nhúng vào một mảnh vải ẩm
bằng cotton hoặc lanh để làm sạch, sau đó lau khô rồi dùng dầu oliu
lau tiếp cho đến khi các hạt bóng trở lại.
Cách phân biệt hổ phách thật và giả
Hiện
nay trên thị trường đồ trang sức có thể có hổ phách giả. Đồ giả thường
được làm từ các loại nhựa tổng hợp như bakelit, cazein, polyefir,
polystyrol, celluloid, epoxit, v.v. Vì vậy, biết cách phân biệt hổ
phách thật hay giả cũng là điều quan trọng.
Đương nhiên là hổ phách thật khác với hổ phách giả không chỉ ở vẻ đẹp tự nhiên bên ngoài mà còn ở tác dụng chữa bệnh của nó.
Để
xác định chính xác hổ phách có phải là thật hay không, cách tốt nhất
là dùng phương pháp phổ ký hồng ngoại hoặc phổ ký tổng quát. Hai phương
pháp này cho biết thành hoá học của hổ phách. Riêng phương pháp phổ ký
tổng quát còn cho biết xuất xứ địa lý của hổ phách từ đâu: Baltic,
Dominic, hay Ucraina, …Hai cách này chỉ có thể thực hiện trong phòng
thí nghiệm. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu và phương pháp đơn giản
hơn để kiểm tra khi không có phòng thí nghiệm.
- Vẻ ngoài:
Đồ giả thường có nhiều bọt khí bên trong và màu sắc đồng đều trong
toàn bộ vòng. Hổ phách thật có màu sắc không đồng đều, đẹp, và có sắc
thái thay đổi, tạo sự riêng biệt cho mỗi sản phẩm.
- Trọng lượng:
Hổ phách là một trong những loại đá quý nhẹ nhất. Một chiếc vòng lớn
có thể chỉ có trọng lương 50gr. Cầm một chiếc vòng giả bằng chất dẻo,
đặc biệt là thuỷ tinh, ta sẽ cảm thấy nặng hơn, đồng thời lạnh hơn.
- Phương pháp tĩnh điện:
Khi chà sát hổ phách vào vải, nó sẽ tích điện âm và hút những mảnh
giấy nhỏ. Đây không phải là phương pháp chính xác, bởi vì một số chất
dẻo cũng có tính chất này. Tuy nhiên tính chất này ở hổ phách biểu hiện
mạnh hơn và có thể cho phép phân biệt một số đồ giả. Nhưng nếu thử chà
sát như vậy mà không thấy tích điện thì rõ ràng là đồ giả.
- Mùi khi cháy: Dùng
một cây kim nhỏ nung nóng và đặt lên bề mặt miếng hổ phách ta sẽ thấy
có khói trắng bốc lên kèm theo mùi nhựa thông. Hổ phách, vốn xuất thân
từ nhựa thông, là một chất dễ cháy và bốc mùi đặc trưng của nhựa thông
(hổ phách đã từng được gọi là trầm hương của biển và được dùng để xông
hương cho thơm nhà hoặc chữa bệnh). Một mẩu hổ phách rơi vào lửa sẽ bén
lửa trong 3 giây. Sau khi ngắt nguồn lửa, nó vẫn cháy mạnh. Trong
trường hợp đó, chất dẻo đương nhiên sẽ bốc mùi hoàn toàn khác.
- Thử bằng nước:
Hổ phách có tỷ trọng thấp nhất trong số các loại đá quý và bán quý. Tỷ
trọng trung bình của hổ phách là 1,05-1,12 gr/cm3. Vì vậy, phần lớn
các loại hổ phách đều chìm trong nước lã và nổi trong nước muối. Nếu
thả một mảnh hổ phách vào nước muối (pha 8-10 thìa cà phê muối trong 1
cốc nước), hổ phách sẽ nổi. Các loại chất dẻo và nhựa tổng hợp hiện nay
(trừ polystyron) đều có tỷ trọng cao hơn hổ phách (ở nhựa bakelit tổng
hợp là 1,26-1,28 gr/cm3, nhựa cazein là 1,33 gr/cm3), nên sẽ chìm
trong dung dịch nói trên. Tuy nhiên không nên ngâm hổ phách lâu trong
nước, vì hổ phách có tính thẩm thấu cao. Sau khi thử như vậy cần lau
nhẹ miếng hổ phách cho sạch nước muối.
- Màu:
Dưới tác động của tia cực tím, hổ phách phát ra ánh sáng mờ có màu từ
xanh lá cây nhạt đến vàng, nhưng phần chính của miếng hổ phách có màu
xanh lơ. Trong trường hợp đó, nhựa tổng hợp bakelit không phát sang,
còn cazein thì có màu vàng. Có thể dùng tia cực tím trong máy kiểm tra
tiền giả để làm thí nghiệm này.
- Phương pháp cơ học:
Dùng lưỡi dao cạo khía một vạch trên bề mặt miếng hổ phách. Nếu thấy
xuất hiện một sợi phoi mềm và xoắn, giống như phôi bào, thì đó là đồ
giả. Hổ phách thật chỉ bị vụn ra một chút xíu như bột.
Liên hệ Hải Anh để mua vòng hổ phách của Chuyện Trẻ Con nhé :)
Bài viết này thuộc bản quyền của Chuyện Trẻ Con với giấy phép Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 License. Nội dung các bài viết và hình ảnh của Chuyện Trẻ Con chỉ
được sử dụng với mục đích phi lợi nhuận. Nghiêm cấm sao chép với mục
đích tư lợi mà không được sự cho phép của tác giả. Tất cả các trích
dẫn lấy từ Chuyện Trẻ Con đều phải được ghi rõ nguồn gốc và link kèm theo.