Thursday, December 30, 2010

Cách chữa cận thị, viễn thị, loạn thị bằng phương pháp tự nhiên của Dr. Bates

Cảm ơn mẹ RichFather đã bỏ rất nhiều công sức tư vấn cho mọi người về phương pháp này. Vô cùng khâm phục chị ấy, vì sự kiên nhẫn chữa bệnh cho con và luôn hết lòng giúp đỡ và giải đáp các thắc mắc của mọi người về vấn đề này. Dưới đây là bản tóm tắt 15 trang của topic trên WTT mà tôi thu thập lại để mọi người tiện theo dõi. Đây là link gốc của topic.

Theo phương pháp này, thị lực của mắt hoàn toàn có thể cải thiện được bằng phương pháp tập tự nhiên, không dùng kính.

Lý thuyết của việc sử dụng mắt:

- Mắt là 1 bộ phận của cơ thể, (lấy thí dụ so sánh với chân), mắt nếu bị sử dụng nhiều và không đúng cách cũng bị mỏi, dẫn tới thị lực kém. Việc mắt bị mỏi trong 1 thời gian không có nghĩa là mắt không trở lại được như trước nữa. Kiểu như chân ý, nếu chân bị mỏi thì không có nghĩa là ngay lập tức ta cứ phải luôn dùng nạng hoặc vào bệnh viện để phẫu thuật chân. Chúng ta sẽ phải nhận thức được việc chúng ta làm nó mỏi, rồi cho nó nghỉ ngơi, thư giãn, rồi tập các động tác vận động khác cho nó, thế là nó lại trở lại bình thường thôi.

- Mắt nhìn mà không phải cố khi nó được nhìn ở khoảng cách >2.1m, nghĩa là mắt sẽ không phải điều tiết khi nhìn ra xa, nhìn gần khi đọc sách là mắt phải điều tiết rất nhiều. Vậy các bạn hãy thường xuyên nhìn ra xa. Tiếc là nguyên tắc này chẳng bác sĩ nào nói cho bạn cả.

- Vì mắt là 1 bộ phận của cơ thể nên nếu chúng ta muốn có mắt khỏe thì chúng ta cần có thể lực tốt. Vậy hãy để ý đến việc vận động của bạn, thường xuyên vận động đi nhé, đừng ngồi 1 chỗ.

Dùng kính lỗ: chỉ dùng khi nhìn lên bảng, những chữ bé thôi, còn nếu chữ to thì bỏ kính, nhìn bằng mắt thường. Tuyệt đối không nheo mắt, mà nên chớp nhẹ mắt thường xuyên. (Kiểm tra bằng cách lấy tay đặt vào thái dương, thấy da ở thái dương không chuyển động khi chớp mắt là được).

Thời gian đầu mới tập thì đeo kính lỗ khi nhìn xa (bảng, TV), mục đích là để ánh sáng chiếu qua lỗ, hội tụ đúng vào võng mạc, làm cho mắt không phải cố nhìn. Sau một thời gian thì dùng ít đi. Dần dần là bỏ luôn cả kính lỗ. Khi đọc bài, làm bài ở bàn thì không dùng kính nào cả.

http://www.pinhole-glasses.com/order.htm








Về việc mua kính giảm độ cận thì mình thấy thế này. trong file "tài liệu chữa cận thị của Mỹ" họ ghi thế này:

1- Bỏ hẳn kính khi nhìn xa (nói chung là họ khuyên bỏ hẳn kính, nhưng với những người đã quen đeo kính thì ý kiến của mình là dùng kính lỗ pinhole thay thế tạm thời).

2- Khi nhìn gần (để đọc sách, làm việc trên máy tính): đeo kính giảm đi 3 độ, ví dụ như bạn gì đó cận 5.5 điốp thì nên đeo kính 2.5 điốp. Bé nhà mình hồi đầu 4 điốp thì đáng lẽ đeo kính 1.0 điốp khi đọc sách nhưng mình cũng cho bỏ luôn. BÉ nào cận 2 điốp thì đeo kính viễn 1 điốp (kính viễn nhé, không phải kính cận). Cứ nguyên tắc trừ đi 3 điốp mà tính. Về lý luận của việc này thì mời các mẹ đọc trong tài liệu mà mình đã gửi nhé.

Lúc mới tập với bảng thị lực thì con có thể nhìn chưa rõ. Bạn in 2 bảng giống nhau, 1 bảng treo ở khoảng cách xa (mấy m tùy các mẹ), 1 bảng thì đặt ở khoảng cách gần, úp cái bảng ở khoảng cách gần xuống. Trường hợp đến 1 dòng chữ nào đó con không nhìn thấy, thì các mẹ lật cái bảng ở khoảng cách gần lên, cho con nhìn, vẽ bằng mũi với các chữ cái của dòng đó, lưu ý là đứng hoặc ngồi đúng tầm nhìn nhé. Sau đó lật úp cái bảng thị lực ở gần lại, bảo con nhìn ra cái bảng thị lực ở xa, xem con có nhìn thấy không. Đừng sợ con học thuộc lòng các chữ cái, bạn hoàn toàn biết con có nhìn thấy hay không bằng cách chỉ lung tung các chữ cái, không nhất thiết cứ chỉ lần lượt từ trái qua phải.

Các bài tập mắt (lấy từ trang http://www.cleareyesight.info/)
1- Palming (thư giãn): nhắm mắt, úp 2 lòng bàn tay vào mắt, 10-15phút/lần, làm nhiều lần trong ngày càng tốt, con mình chỉ làm được 1 - 2 lần/ngày
2- Sưởi ánh nắng mặt trời cho mắt, đưng 10-15 phút dưới ánh nắng, nhắm mắt lại.
3- Tập mắt hàng ngày với bảng thị lực (mua 3 loậi bảng, hết khoang 200.000đ)
4- Đắp lần lượt khăn nưoc ấm và lạnh trong 10 phut
5- Dùng kính lỗ (pinhole glasses) khi nhìn xa (xem ti vi, nhìn bảng ở lóp).
6- Bỏ hoàn toàn kính cận.

Bài 1: Palming - Thư giãn mắt
- Nhắm mắt, úp 2 bàn tay vào mắt, lòng bàn tay trái che toàn bộ hốc mắt trái, lòng bàn tay phải che toàn bộ hốc mắt phải, 5 ngón tay trái để chéo 5 ngón tay phải – để chính giữa trán, tay trái để bên trong, tay phải để bên ngoài.

- Nghĩ đến 1 điều vui vẻ, thư giãn càng lâu càng tốt, ngày vài lần, mỗi lần 10-15 phút.

(Khi thư giãn, lúc đầu sẽ thấy những vệt sáng ảo, 1 lúc lâu sẽ thấy một màu tối đen, khi đó là đạt yêu cầu. Lúc bé ở trường, cũng có thể thỉnh thoảng làm như vậy trong vòng 1-2 phút cũng tốt).








Bài 2: Mát xa mắt

Nhắm mắt, lấy 2 ngón tay trỏ và giữa, di chuyển 10-15 vòng quanh mắt (xoa vào cái xương của hốc mắt, đừng đè vào con ngươi) bắt đầu từ đầu lông mày, kết thúc cũng ở đấy sau khi đã xoa đủ vòng. Làm 1 tiếng/lần để mắt được tăng cường lưu thông máu. Cách này được áp dụng trong cả lúc tập mắt bằng bảng thị lực nữa, nếu thấy mỏi mắt khi nhìn vào bảng thị lực thì nhắm mắt, xoa quanh vài vòng.

Bài 3: Đắp mắt

Dùng 2 khăn, 1 ấm và 1 lạnh để đắp mắt. Khăn hơi dầy để giữ được nhiệt độ lâu.
Cách làm: nằm xuống, nhắm mắt, đắp khăn ấm trước khoảng 2 phút, đến khi hết ấm thì thôi, sau đó thay bằng khăn lạnh. Với khăn lạnh thì đắp 1 mặt, đươc 1 lúc thấy nó ấm lên, lật mặt kia, hết lạnh thì lại đắp khăn ấm. Thay liên tục trong khoảng 10 phút.

Bài 4: Tập mắt với bảng thị lực

1- Dán bảng thị lực lên tường, hoặc để trên giá vẽ sao cho lượng ánh sáng đủ lớn chiếu vào bảng thị lực. Tốt nhất là tập ngoài trời với ánh sáng tốt. Khi tập trong nhà thì dùng 1 cái đèn bàn (loại bóng dài hình chữ nhật của Rạng Đông), chiếu vào bảng thị lực, điều chỉnh vị trí của đèn chiếu đúng đến dòng chữ hoặc chữ cái đang tập.

2- Đứng (hoặc ngồi) thẳng và đúng tầm nhìn với bảng tập mắt. Độ cao của bảng thị lực so với mặt đất (hoặc dòng chữ trên bảng thị lực) phải trùng với độ cao của mắt người tập so với mặt đất.

3- Khoảng cách tập: Khi mới tập có thể đứng gần để nhìn, sau khi nhìn rõ chữ thì đưa bảng ra xa dần. Khi nhìn thấy chữ cái nhỏ nhất ở khoảng cách 5m là đạt 10/10.

4- Cách tập:
Nhờ người chỉ vào từng chữ cái cho mình đọc, từ chữ to đến chữ nhỏ. Nhìn thoải mái, không cố, chớp mắt đều, nếu chưa thấy chữ thì nhìn đi chỗ khác (cũng đúng tầm nhìn), rồi nhìn lại vào bảng chữ.

Không nhìn chăm chú vào 1 chữ lâu, nhìn không thấy thì chuyển sang chữ bên cạnh, để mắt không phải gắng.

Tập được 1 lần ghi lại vào sổ xem nhìn đến dòng nào, sau đó thư giãn 10 phút hoặc hơn. Xong lại nhìn vào bảng thị lực, ghi lại dòng nhìn thấy sau khi thư giãn (thường là sau khi thư giãn sẽ thấy được 1 số chữ mà trước đây không thấy, có thể nhìn rõ trong vài giây thôi, sau đó lại bị mờ. Đây là dấu hiệu tiến bộ. Tần suất nhìn rõ ngày càng tăng, khoảng cách xa dần).
Có thể mát xa hoặc đắp khăn để thư giãn.

Thời gian đầu phải tập nhiều một chút đối với những người đã đeo kính lâu. Tập nhìn bằng 2 mắt, rồi tập với từng mắt. Khi tập mắt trái thì khum tay che mắt phải đi, (mắt phải vẫn mở), để mắt được tự nhiên. Mắt nào yếu hơn thì tập nhiều hơn.

Người chỉ chữ: có thể chỉ lung tung các chữ cái, không nhất thiết phải lần lượt.
Bạn tập đến khi bạn nhìn thấy thoải mái ở cự ly nào đó, sau đó bắt đầu lùi xa thêm 30cm, cứ dần dần như vậy.

Bên trái của bảng thị lực có ghi số mét mà người bình thường sẽ nhìn thấy chữ đó khi đứng ở khoảng cách đó. Lấy số đó làm mục tiêu để tiến bộ.

Bài 5: Thư giãn mắt theo cách vẽ bằng mũi ( nosefeather)

Mắt chỉ được thư giãn khi nhìn từ khoảng cách 2.1m trở lên, chính vì vậy, thường xuyên để mắt được nhìn xa. Nhìn xa bằng cách vẽ các hình ở xa bằng mũi. Cách làm như sau:

Tưởng tượng là có 1 cái bút màu gắn ở mũi mình. Vẽ và tô màu cho các vật ở các cự ly xa khác nhau bằng cái bút này, từ 2.1m trở lên. Trong quá trình vẽ thì mũi là vật di chuyển theo hình thù của các vật được vẽ. Vẽ xong, rồi tô màu.

Vẽ tất cả những gì có thể vẽ được ở phía xa, để cho mắt thư giãn. Lưu ý là vẽ bằng mũi, không phải bằng mắt (tuy mắt vẫn mở và chớp bình thường), và phải đúng tầm nhìn. Nếu vẽ hình bé thì đầu, vai, cổ đều dịch chuyển. Nếu vẽ các hình to như cây xanh thì cả người phải dịch chuyển, đi đi lại lại.

Bài tập nosefeather tập khi mở mắt để vẽ cây cối, tháp truyền hình, trăng sao…, đồng thời cũng tập bài tập nosefeather với các chữ cái và nhắm mắt khi tập. Nghĩa là vừa nhắm mắt vừa tưởng tượng vẽ các chữ cái bằng mũi, mỗi chữ 6 lần.

Bài 6: Chớp mắt thường xuyên

Trong quá trình làm việc mắt các bạn nhớ chớp mắt thường xuyên. Việc này rất quan trọng, đừng để mắt chăm chú quá, mà không chớp mắt. Chớp mắt nhẹ nhàng, như cánh bướm đập, không làm căng các cơ ở xung quanh mắt.

Bài 7: Sưởi nắng cho mắt

1: Đứng một chỗ, dưới ánh nắng, nhắm mắt và quay đầu, mắt, mặt/đầu dịch chuyển cùng hướng, cùng lúc
- Nghiêng đầu từ trái sang phải, từ phải sang trái
Cảm thấy mặt trời di chuyển giữa 2 mắt, di chuyển trên mặt
- Ngửa đầu lên trên, cúi xuống dưới.
- Xoay vòng đầu theo chiều kim đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ

2: mắt nhắm, đứng
- Mặt hướng về phía mặt trời, cả người nghiêng về bên trái, bên phải
- Xoay người

3: Ngồi ghế tựa, hướng về phía mặt trời. Mắt nhắm, nghĩ đến 1 điều gì đó mình thích. Thỉnh thoảng xoay đầu sang trái, sang phải.
Có thể dùng ghế kiểu vừa nằm được vừa ngồi, thay đổi các tư thế cho thoải mái.

Bài 8 : Tập nghiêng người

Đứng thẳng, rồi nghiêng người sang trái, sang phải. Khi nghiêng sang bên nào thì trọng tâm dồn vào chân bên đó và cả người nghiêng sang bên đó. Nghiêng lần lượt sang trái, rồi sang phải, không dừng lại 1giây nào khi bạn ở vị trí thẳng đứng, liên tục như thế 30 lần. Ánh mắt cũng lần lượt dịch chuyển sang trái, sang phải cùng hướng với việc nghiêng người.








Bài 9: Tập quay người

Vung tay, quay mạnh người. Người quay đi đâu thì mắt nhìn theo hướng đó. Khi quay sang bên nào thì gót chân nhấc lên, mũi chân vẫn chạm đất.








Bài 10: Nhấc tay chân: nguyên tắc tay nọ, chân kia

Video: http://www.youtube.com/watch?v=lnMiWnZkD_M














Tham khảo trang http://www.cleareyesight.info/id15.html cho bài tập 8, 9, 10.

Bài 11: Nguyên tắc 10-10-10 khi nhìn gần

Khi làm việc với cự ly gần (đọc sách, máy tính), cứ làm việc được khoảng 10 phút thì đưa mắt nhìn xa với khoảng cách ít nhất là 10 feet (khoảng 3m), trong vòng tối thiểu là 10 giây.

Bài 12: Bài tập với màu sắc (Color Light Treatment)
http://www.cleareyesight.info/id37.html
Màu đỏ, cam, vàng tác động lên bán cầu não trái và giúp tầm nhìn gần được rõ hơn.
Màu xanh nước biển, tím, tím nhạt tác động lên bán cầu não phải và giúp tầm nhìn xa được rõ hơn.
Màu xanh lá cây tác động và hợp nhất cả hai bán cầu não trái và phải và giúp cả tầm nhìn gần và xa được rõ hơn.
Vì vậy, tập nhìn vào các vật có màu xanh lá cây như cây cối là dễ dàng và tốt cho cả hai tầm nhìn.

Bài 13: Bài tập di chuyển mắt (Switching and shifting)
Bài tập này được hướng dẫn cụ thể ở đường link này
http://www.cleareyesight.info/id8.html

Bài tập này kết hợp 2 bài tập nhỏ đó là shifting (di chuyển theo hình thù đồ vật) và switching (nhìn ở các tầm nhìn khác nhau: gần – trung bình – xa):

- Switching có nghĩa là thay đổi hướng mắt nhìn từ 1 vật ở khoảng cách này sang 1 vật khác ở khoảng cách khác.
Ví dụ: thay đổi ánh mắt nhìn từ đồ vật trước mặt mình, sang đồ vật ở khoảng cách xa hơn, rồi sang 1 đồ vật khác ở khoảng cách xa nữa (ví dụ: nhìn 1 đồ vật ở khoảng cách dưới 5m, sau đó nhìn chuyển sang 1 đồ vật ở khoảng cách 10m, rồi nhìn sang hẳn 1 đồ vật khác ở khoảng cách >20m (nhìn trăng, sao chẳng hạn))
Mắt nhìn ở khoảng cách gần – rồi chuyển sang khoảng cách trung bình – rồi chuyển sang khoảng cách xa, làm ngược lại.
Lưu ý khi nhìn các vật phải để đúng tầm nhìn (central visual fixation) như bài tập trước mà mình hướng dẫn.

- Shifting: có nghĩa là di chuyển mắt theo hình thù của vật được nhìn, kiểu như là tô màu cái vật đó bằng mắt ý.
Trong quá trình làm đưa mắt nhìn một cách nhẹ nhàng, chớp mắt thường xuyên

Bài tập này hơi giống bài tập vẽ bằng mũi, nhưng lần này là di chuyển mắt, mắt mở, nhìn theo các vật, không nhắm.

Bài tập 14 (bài cuối cùng): Bài tập bằng bụng
Hít vào bằng mũi sao cho hơi thở vào bụng, bụng sẽ phồng lên (lưu ý bụng phồng lên do khí vào chứ không phải do mình cố tình làm cái bụng phồng lên).
Thở ra bằng mũi, thở ra dần dần cho hết khí trong bụng.
Việc chỉnh font chữ cho to lên khi dùng máy tính là đúng sách. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia nước ngoài về việc tập làm quen với việc bỏ kính

NHỮNG MẸO NHỎ ĐỂ GIÚP THỊ LỰC TỐT HƠN MÀ KHÔNG CẦN ĐEO KÍNH

Mẹo thứ nhất

Cố gắng không đeo kiếng suốt ngày. Bạn nên nghĩ rằng mắt kính của bạn chỉ là công cụ mà bạn chỉ dùng đến khi cần thiết. Dán một miếng băng để luôn nhắc nhở bạn về diều này trước màn hình vi tính. Viết dòng nhắc nhở lên bookmark (dãy băng để đánh số trang) của bạn. Hãy tỉnh táo khi sử dụng cặp kính.

*Chắc rằng luôn giữ an toàn trong đầu bạn. Đừng bao giờ thực hiện một hành động có thể gây nguy hiểm cho chính mình và những người khác nếu không có kính

Mẹo thứ hai

Nếu bạn không thể nhìn rõ màn hình vi tính mà không có kính, hãy phóng to phong chữ của internet browser. Để làm được điều này, hãy giữ nút CTRL, đồng thời cuộn bánh xe nhỏ trên đầu chuột của bạn (cuộn lên hoặc xuống).

Mỗi lần cuộn về phía trước sẽ làm tăng kích cỡ phong chữ lên. Và để giảm kích cỡ phong chữ, tiếp tục giữ nút CTRL và cuộn về phía bạn

Mẹo thứ ba

Nếu bạn thích đọc sách, cố gắng lấy sách trong thư viện với những cỡ in lớn hơn. Điều này cho phép bạn đọc sách mà không cần kiếng.
Những việc nhỏ này nếu thực hiện lâu dài sẽ bảo vệ thị lực của bạn trong những năm sau này.

Nên nhớ rằng, những bước đầu tiên để giúp thị lực của bạn tốt hơn mà không dựa vào cặp kính. Chỉ sử dụng kính khi bạn cần đến chúng. Phóng to các phong chữ của màn hình vi tính và bỏ kính khi đang làm việc với máy tính. Và nếu bạn đọc nhiều sách, mua hoặc mượn sách từ thư viện với bản in lớn hơn

Những mẹo này là cách dễ dàng có hiệu quả để giúp bạn cải thiện thị lực một cách tự nhiên

17 comments:

Anonymous said...

Bài viết này hay quá. Em cận 4dp mà thấy thất vọng, tưởng rằng cả đời cứ phải kè kè cái đít chai trên mắt. Hy vọng phương pháp này giúp em một tí tẹo thôi cũng đã tốt lắm rồi. À mà cả nhà cho em hỏi mua kính lỗ ở đâu ạ?

Mẹ Trẻ Con said...

Ôi xin lỗi bạn nhiều nhé vì tớ không biết là có comment cho tới tận bây giờ :( Kính lỗ này ở Daiso Hà Nội trên đường Trần Quốc Toản bán nhiều lắm bạn ạ, mà rẻ nữa.

VietnamRich said...

Kính mua tại Daiso rẻ nhưng chất lượng kém lắm chị ạ, vì Daiso toàn nhập hàng chất lượng thấp ở Trung Quốc về bán thôi. Nếu nhờ người mua ở nước ngoài về thì tốt hơn: http://www.amazon.com/s/url=search-alias%3Daps&field-keywords=pinhole+glasses

Hình như ở Việt Nam cũng có chỗ nhập về bán ở Hà Nội.

Chu Nam said...

Cám ơn tác giả. Bài viết rất nhiều thông tin bổ ích, mình sẽ làm thử những điều đó. Chúc bạn và gia đình thêm nhiều hạnh phúc!

Anonymous said...

Cho mình hỏi tập trong bao lâu thì có kết quả?

Unknown said...

cho mình hỏi bài tập này có thể áp dụng cho người lớn ko?(những người trên 18t ý)

Phuong Lien said...

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!!! Mình xin phép coppy và chia sẻ cho bạn bè nhé

Unknown said...

Mắt kính Minh Nhật - 191 bis Lê Thánh Tôn P.Bến Thành Quận 1 .
Nơi Sửa Đo Mắt Chính Xác An Toàn và Hiệu quả TP.HCM

Irene said...

cảm ơn cô ạ! Cháu sẽ thử phương pháp này trong khoảng 3 tháng, hy vọng là sẽ hiệu quả. Một chút thôi cũng đủ làm hạnh phúc rồi!

Unknown said...

Thanks bài viết của admin
……………………........
Website: www.viensangmat.com
Chia sẻ với mọi người: "Viên sáng mắt tốt nhất của Mỹ" - Vision Brain
Đây được xem là 1 trong những sản phẩm hàng đầu từ Hoa Kỳ giúp tăng cường thị lực, cho đôi mắt luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng mỏi mắt, mờ mắt, đau mắt...

Unknown said...

Thanks bài viết của admin
……………………........
Nguồn: www.viensangmat.com
Tin vui cho người làm việc thường xuyên trên máy tính: "Viên sáng mắt tốt nhất của Mỹ" đã có mặt tại Việt Nam

Phương pháp Chữa cận thị said...

Cả nhà ơi bạn em đang sống tại Mỹ có chia sẻ kinh nghiệm tập luyện mắt cho con để chữa cận thị theo phương pháp của Dr. Bates rất hiệu quả, nhất là với độ cận ít thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Ngoài các bài tập thì cần tập với kính tập mắt pinhole glasses thay thế hoàn toàn kính cận. Ở VN em thấy rất ít nơi bán Kính tập mắt này, có trang này bán từ khá lâu và nhìn có vẻ uy tín, các mẹ ở đây đã nhiều người mua ở đó chưa ạ: http://kinhtapmat.com/pages/kinh-tap-mat-chua-can-thi-vien-thi-loan-thi-pinhole-glasses

Mong mọi người tư vấn giúp.

Em cảm ơn cả nhà nhiều.

Sakura said...

Em bị cận-loạn nhưng loạn nặng hơn 2 mắt 1 bên 6 1 bên 6,5 ạ! Có thể áp dụng cách trên k ạ?

Anonymous said...

em bị cạn loạn với độ rát cao ạ, hơn 7 diop liệu áp dụng phương pháp này có dc ko?

Unknown said...

Bài tập này có dành cho mắt loạn thị không

Unknown said...

Bài tập này có dành cho bé bị loạn viễn không ah

Unknown said...

Cận 0_5 độ dùng biện pháp này hết thật k